Bệnh cúm A: Dấu hiệu, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Alice Pham Đăng lúc: Thứ ba, 19/07/2022 16:18 (GMT +7)
Trẻ em là một trong những đối tượng có hệ miễn dịch kém dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến bệnh cúm A.
Hashtag #Sức khỏe - Giới tính #NEWS #Tin tiêu điểm

1. Bệnh cúm A là gì? 

Cúm A là một loại virus gây ra bệnh cúm, rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Cúm A rất dễ lây lan thành đại dịch trên diện rộng, một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng của cúm A có thể đe dọa đến tính mạng.

Cúm A đa phần xuất hiện trong các dịch bệnh cúm mùa và gây ra các đại dịch do virus cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác. Việc tiêm phòng cúm trong quá khứ sẽ không ngăn ngừa nhiễm trùng từ một chủng mới.

Cúm A là một loại virus gây ra bệnh cúm, rất dễ lây lan qua đường hô hấp.
Cúm A là một loại virus gây ra bệnh cúm, rất dễ lây lan qua đường hô hấp.

Ngoài việc lây nhiễm sang người, virus cúm A có thể lây nhiễm sang động vật, bao gồm cả gia cầm (gây bệnh cúm gia cầm) và lợn (gây bệnh cúm lợn). Trong một số trường hợp, những loại cúm này có thể lan truyền sang người.

2. Các triệu chứng của bệnh cúm A 

Các triệu chứng của cúm A thường xuất hiện đột ngột, chúng có thể là:

  • Khó chịu ở ngực
  • Đau họng và ho ở mức độ nhẹ, trung bình và ho khan
  • Sốt và ớn lạnh
  • Nhức đầu, mỏi mệt và đau cơ
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu
  • Hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Có thể kèm theo nôn mửa và tiêu chảy.

Bệnh cúm A thường hay bị nhiều người nhầm lẫn với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh hay các loại cúm thông thường khác, thế nhưng triệu chứng cúm A có phần nghiêm trọng hơn.

Sau khoảng 2 ngày bị nhiễm virus và ủ bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng ban đầu nêu trên. Trong khoảng 5 ngày tiếp theo, các triệu chứng khác sẽ biến mất, tuy nhiên, cơ thể vẫn còn mệt mỏi và cơn ho vẫn còn dai dẳng. Sau đó, tất cả những triệu chứng nêu trên sẽ tự khỏi và biến mất hoàn toàn trong vòng từ 1 - 2 tuần. Đây là biểu hiện của bệnh cúm nhẹ mà không cần các can thiệp điều trị.

Các triệu chứng của bệnh cúm A 
Các triệu chứng của bệnh cúm A 

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, bệnh nhân nên đi khám kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch kém dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai.

Cụ thể, triệu chứng cúm A đối với các đối tượng trẻ nhỏ, thai phụ, người già và bệnh nhân mãn tính khi có thể tiến triển nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Phổi có dấu hiệu tổn thương với biểu hiện suy hô hấp như khó thở hoặc thở nhanh.
  • Một số trường hợp sau khi mắc cúm 3-5 ngày có các biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương, như trẻ có biểu hiện lơ mơ, li bì, co giật…
  • Xuất hiện một số biến chứng thứ phát như: viêm phổi, viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
  • Ở những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu, gan, thận, phổi thì bệnh tiến triển nặng hơn.

Nhìn chung, những đối tượng trên cần được theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời khi bị nhiễm cúm A, vì trong một vài trường hợp cúm có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ em là một trong những đối tượng có hệ miễn dịch kém dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm
Trẻ em là một trong những đối tượng có hệ miễn dịch kém dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm

3. Điều trị cúm A

Trong một số trường hợp, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để chống lại nhiễm trùng như: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab).

Những loại thuốc này được dùng để làm giảm khả năng virus cúm lây lan từ tế bào này sang tế bào khác và làm chậm quá trình lây nhiễm của nó. Dù vậy chúng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này hoặc tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi thì nên ngừng sử dụng thuốc.

Điều trị bằng thuốc không kê đơn cũng có thể làm giảm các triệu chứng cúm. Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 

Đặc biệt trẻ em cần được áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm bảo đảm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Đối với trẻ mắc bệnh, nên cho ăn thức ăn lỏng hơn với các món ăn như: cháo, sữa…

Trong một số trường hợp, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Hằng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 9 phần nghìn vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn. Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, nước dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi dùng, tuyệt đối không dùng lại khăn cũ để hạn chế virus vẫn bám lại trên khăn.

4. Phòng ngừa virus cúm A

Để phòng ngừa cúm A, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc đám đông lớn, đặc biệt là trong thời điểm dịch cúm bùng phát, đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 1 ngày sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.

Tuy nhiên các giải pháp trên không có ý nghĩa phòng ngừa triệt để. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin phòng dịch cúm A hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Đây là chìa khóa đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng nặng và nguy cơ lây lan cho những người xung quanh.

Phú Thọ: Bé một tháng tuổi nhiễm virus hợp bào do mẹ nhầm bệnh cúm nên tự ý điều trị Nhiều bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não do cúm A vào mùa Xuất hiện bệnh não mới ở 40% người cao tuổi Căn bệnh tiểu đường mà nhạc sĩ Phú Quang mắc phải là bệnh gì, nguy hiểm ra sao?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp