BS Trương Hữu Khanh giải đáp: Test Covid-19 cho trẻ lấy dịch mũi hay nước bọt để có kết quả chuẩn

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ tư, 09/03/2022 14:46 (GMT +7)
Theo BS Trương Hữu Khanh, kể cả trong gia đình mọi người đều là F0, bé nghi ngờ mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng thì cũng không cần xét nghiệm cho trẻ.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Trên thực tế nhiều trẻ nhỏ có triệu chứng của Covid-19 nhưng khi xét nghiệm không lên dương tính điều này làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Thậm chí có rất nhiều cha mẹ tỏ ra lo ngại con bị hậu Covid-19, do đó đã cố test bằng cách đổi các loại test từ nước bọt tới dịch mũi, ngậm xem trẻ có lên 2 vạch không.

Liên quan đến vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh – Cố vấn chuyên môn khối truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, đối với trẻ nhỏ 3 tuổi, không có yếu tố nguy cơ hay triệu chứng thì cha mẹ không cần test Covid-19.

Bs Trương Hữu Khanh giải đáp: Test Covid-19 cho trẻ lấy dịch mũi hay nước bọt để có kết quả chuẩn - Ảnh Internet
Bs Trương Hữu Khanh giải đáp: Test Covid-19 cho trẻ lấy dịch mũi hay nước bọt để có kết quả chuẩn - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: Con sinh ra có IQ cao vượt trội nếu bố nhóm máu 0 mẹ nhóm máu A

Thậm chí theo BS Khanh, dù nghi ngờ bé mắc Covid-19 vì trong nhà mọi người đều là F0 nhưng nếu trẻ không có triệu chứng thì cũng không cần xét nghiệm. Vì theo khuyến cáo, nếu trẻ có triệu chứng nào điều trị theo triệu chứng đó chứ không điều trị theo việc trẻ có dương tính hay không.

BS Khanh cho biết cha mẹ không nên lạm dụng quá mức việc test Covid-19 đối với trẻ, vì đây là xét nghiệm khá “thô bạo” với bé. Có những trường hợp khi test trẻ khóc dẫn tới chảy máu mũi và việc này còn nguy hiểm hơn vì có thể gây viêm mũi, áp xe vùng mũi cho con.

Có thể sử dụng test nước bọt cho trẻ

Theo bác sĩ Khanh, việc test nước bọt dù ở người lớn hay trẻ nhỏ thì vẫn có kết quả đúng nếu lấy đúng dịch. Bởi các nghiên cứu cho thấy vùng gầm lưỡi virus nhiều hơn thậm chí còn nhiều hơn cả ở vùng mũi, tị hầu. Đặc biệt là biến chủng Omicron thì virus nằm ở gầm lưỡi nhiều hơn trên mũi. Do đó nếu test nước bọt kết quả dương tính xem như xét nghiệm có giá trị. Trường hợp test nước bọt âm tính thì vẫn theo dõi trẻ theo triệu chứng mà không cần test lại đường mũi. 

Đối với xét nghiệm ở vùng mũi, BS Khanh lưu ý có thể lấy dịch sổ mũi từ mũi ra. Nhưng nếu trẻ khóc thì không lấy dịch chảy ra vì dịch đó có thể  lẫn nhiều nước mắt, nước mũi.

BS Trương Hữu Khanh giải đáp: Test Covid-19 cho trẻ lấy dịch mũi hay nước bọt để có kết quả chuẩn - Ảnh 2

Liên quan đến vấn đề này, BS Huynh Wynn Tran – Tổ chức y khoa VietMD, Hoa Kỳ cho biết khi có triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, sốt nhẹ nhưng test âm tính dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng là điều dễ hiểu vì test nhanh kháng nguyên là tìm ra 1 phần vỏ thông tin.

Chính vì vậy, nếu khi lấy dịch mà mật độ virus thấp thì vẫn cho kết quả âm tính. Bởi theo thời gian lượng virus SARS-CoV-2 sẽ nhân đôi, sinh sôi tăng mật độ lên thì 1, 2 hôm sau bạn xét nghiệm lại có thể sẽ cho kết quả dương tính.

Ngoài ra, BS Wynn cũng cho biết, hiện nay biến thể Omicron, virus thường tập trung ở nước bọt nhiều hơn ở phần tị hầu mũi. Vì vậy, có thể kết hợp xét nghiệm dịch ở họng và nước bọt. Khi lấy mẫu dùng test tị hầu hay test nước bọt quan trọng là bạn cần lấy đúng vị trí, đủ dịch, theo đúng hướng dẫn.

Cách lấy nước bọt để test Covid-19

- Lấy khi chưa đánh răng, đồng thời không ăn, uống, nhai kẹo cao su trước khi lấy mẫu nước bọt ít nhất 30 phút. Bạn đọc có thể thu mẫu nước bọt ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng hoặc có thể vào bất cứ lúc nào nhưng cần đảm bảo không ăn uống trước 30 phút lấy mẫu.

- Di chuyển lưỡi trong khoang miệng để nước bọt tiết ra nhiều, sau đó kề sát miệng vào phễu/cốc lấy mẫu, khạc nước bọt vào trong cốc.

- Lấy một lượng vừa đủ nước bọt theo vạch chỉ thị và nhỏ vào ống chứa dung dịch đệm. Sau đó lắc nhẹ dung dịch đệm và để yên trong vòng 1 phút.

- Nhỏ 3-4 giọt mẫu thử trong ống dung dịch đệm vào que thử rồi chờ 10-15 phút và đọc kết quả.

Chuyện gia Singapore khẳng định nhiễm biến thể Omicron ít có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 Bệnh viện Nhật Bản khẳng định: Sau tiêm sốt càng cao, hiệu quả vaccine COVID-19 mang lại càng lớn Bộ Y tế khuyến cáo không xông cho trẻ mắc Covid và hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt đúng nhất
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend