Giá xăng dầu thế giới đã tiến tới mốc 140 USD/thùng. Như vậy, mức giá này đã xác lập mức đỉnh lịch sử trong vòng 14 năm trở lại đây. Theo tính toán, nếu thuần theo thị trường thì khả năng giá xăng trong nước có thể tăng lên tới khoảng 30.000 đồng/lít.
Theo đó, tại phiên giao dịch ngày 7/3, giá dầu Brent có thời điểm tăng lên tới 139,13 USD/thùng, đây là mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Sau đó giá dầu Brent sau đó hạ nhiệt, giao dịch ở ngưỡng 128,02 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng tương tự, đã có lúc tăng vọt lên mức 130,5 USD/thùng (cao nhất kể từ tháng 7/2008) trước khi xuống quanh ngưỡng 124,24 USD/thùng.
>>> Xem thêm: 6 mẹo dùng bình nóng lạnh để tiền điện nhà bạn giảm đi một nửa
Tại thị trường Singapore, dữ liệu giá xăng dầu thành phẩm được Bộ Công thương cập nhật đến ngày 3/3 cho thấy giá xăng đã vượt quanh mức 130 - 133 USD/thùng, dầu diesel quanh mức 136,58 USD/thùng. So với kỳ điều hành ngày 1/3, mức giá này đã tăng trên 10%.
Liên quan đến vấn đề này, Tuổi trẻ dẫn lời đại diện của Bộ Công thương cho hay để có phương án điều hành linh hoạt, phù hợp, tổ điều hành liên bộ vẫn đang bám sát diễn biến của giá xăng dầu thế giới. Theo đó, tổ điều hành liên bộ đã họp và sẽ xin ý kiến Chính phủ về phương án điều hành giá cho phù hợp nếu trường hợp giá biến động mạnh, khi số dư còn lại của quỹ bình ổn chỉ là 620 tỉ đồng.
Nhiều doanh nghiệp cùng kiến nghị phải sử dụng mạnh công cụ thuế nhằm kìm giá xăng dầu. Đồng thời Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức 1.000 đồng/lít xăng, 500 đồng/lít với dầu. Về vấn đề này, ông P.B.T. - tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở phía Nam - trả báo Tuổi trẻ cho biết, mức giảm thuế bảo vệ môi trường như vậy là thấp. Bởi theo ông cần ít nhất 50% với mức thuế hiện nay (tức là giảm mỗi lít ít nhất 2.000 đồng), thậm chí hơn nếu giá xăng dầu tăng cao. Vì với mức đề xuất giảm 1.000 đồng/lít xăng là quá thấp, và như vậy sẽ rất khó tác động đến thị trường khi giá xăng đã lên mức quá cao.
Bình luận