Đối với loài cá heo, tình bạn của chúng không được “thơm tho” cho lắm.
Một nghiên cứu mới cho thấy cá heo xây dựng mối quan hệ bạn bè bằng cách nếm nước tiểu của nhau. Bằng cách lấy mẫu từng ngụm nước tiểu của các con cá đồng loại, cá heo đã tạo ra một xã hội sống dựa trên sự trao đổi qua tiếng huýt sáo, mỗi cá thể riêng biệt đều có tiếng huýt sáo riêng - cũng giống như việc con người nhận diện nhau bằng cách gọi tên.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng cá heo nhận dạng đồng loại bằng cách sử dụng tiếng huýt sáo đặc trưng khác nhau ở mỗi loài, và chúng bắt chước tiếng huýt sáo trong quá trình giao tiếp. Nhưng họ không chắc chắn việc sao chép âm thanh có tác dụng để cá heo liên kết với những con cá khác hay xây dựng mối quan hệ bạn bè nào không?
Gần đây, họ phát hiện ra rằng cá heo mũi chai không chỉ chứng minh khả năng nhận dạng tên mà chúng còn tái tạo sự nhận biết này với một giác quan khác: vị giác.
Bằng cách nếm nước tiểu của nhau và nhận biết nguồn gốc, những con cá heo cho thấy rằng chúng có thể theo dõi đặc điểm nhận dạng của những con cá khác bằng cách sử dụng hai loại giác quan. Điều này có nghĩa là rất nhiều động vật có thể tạo ra và lưu trữ đặc điểm nhận dạng, tinh thần của loài cá heo.
Trong khi các nhà nghiên cứu kiểm tra xem các loài động vật có giao tiếp bằng tiếng huýt sáo hay không, họ đã bất ngờ bơi phát hiện loài cá heo nhận biết đồng loại thông qua việc nếm nước tiểu. Giới khoa học đã tiến hành một nghiên cứu được gọi là đa phương thức, trong đó có các thí nghiệm nhằm mục đích tìm hiểu xem một con vật có thể nhận biết cá thể khác thông qua nhiều tín hiệu từ các giác quan hay không.
Các nhà khoa học trước đây đã áp dụng các thí nghiệm tương tự trên nhiều loài động vật, bao gồm cả cá và khỉ. Tuy nhiên, hệ thống giao tiếp ở hầu hết các loài động vật đều thiếu sót sự nhận biết bằng âm thanh, hiếm thấy trường hợp nào giao tiếp bằng tiếng huýt sáo đặc trưng như của cá heo.
Việc khám phá ra giác quan thứ hai ở cá heo trong điều kiện phòng thí nghiệm là một việc mang đầy tính thách thức. Tác giả chính của nghiên cứu Jason Bruck, nhà sinh vật học tại Đại học bang Stephen F. Austin ở Texas, cho biết việc kiểm tra khả năng nhìn hoặc định vị bằng tiếng vang của cá heo sẽ phải di chuyển màn hình khổng lồ hoặc thậm chí cả đàn cá heo xung quanh. Chúng bơi qua làn nước tiểu, miệng há ra để lấy thông tin xã hội "như cách một con chó ngửi thấy vòi nước", Bruck chia sẻ với trang web Live Science.
Ông nói thêm: “Thật bất ngờ vì loài cá heo làm điều đó bằng vị giác chứ không phải bằng khứu giác”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá heo dành thời gian lấy mẫu nước tiểu từ những con cá heo xa lạ nhiều gấp ba lần so với những con quen thuộc. Điều này cho thấy rằng các loài động vật có thể nhận dạng đồng loại đã biết bằng vị giác.
Để kiểm tra tính bền bỉ khi nhận diện bằng giác quan, các nhà nghiên cứu đã ghép các đoạn ghi âm tiếng huýt sáo đặc trưng trong làn nước với nước tiểu của cá heo: một số lần là ghép với nước tiểu của con cá heo “chính chủ”, trong khi một số khác là nước tiểu của một loài cá heo khác không liên quan. Sau đó, các nhà khoa học cho cá heo nghe âm thanh của tiếng còi và mùi vị của mẫu nước tiểu.
Khi tiếng còi hao hao giống với tiếng huýt sáo, cá heo sẽ nán lại, tiến gần loa phát thanh. Điều này chỉ ra rằng các loài động vật đã nhận ra sự nhất quán trong các tín hiệu cảm nhận bằng hai giác quan - vị giác và thính giác - đặc biệt là vị giác và thính giác đều đến từ cùng một con cá heo.
Những phát hiện này có nghĩa là đối với cá heo, tiếng huýt sáo thể hiện đặc điểm nhận dạng của một cá thể đồng loại trong tâm trí của những con cá heo khác, bao gồm cả mùi vị của nước tiểu của chính nó.
Bruck chia sẻ: “Bây giờ chúng ta biết rằng khi một con cá heo tạo ra tiếng kêu đặc trưng đó, chúng thực sự đang ám chỉ con cá heo mà chúng đang giao tiếp, sử dụng âm thanh y như cách chúng ta gọi nhau bằng tên họ vậy".
Các nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra cơ chế đằng sau khả năng của loài cá heo mới được phát hiện này. Nhận dạng bằng vị giác của cá heo có thể bắt nguồn bởi quá trình nhận dạng chất béo. Nếu vậy, nghiên cứu về loài cá heo cho thấy vị giác của chúng nhạy cảm với chất béo hơn và mạnh mẽ hơn so với người, do đó sẽ thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu. Phát hiện trên cung cấp thông tin quan trọng giúp ích cho nghiên cứu về bệnh béo phì ở người.
Về cơ bản, những phát hiện này có thể mở ra hướng nghiên cứu cá heo mới, Bruck nói thêm: “Việc truyền thông tin trong xã hội của loài cá heo dễ dàng như sử dụng một chiếc loa dưới nước” và có thể giúp chúng ta có thêm những hiểu biết sâu sắc về “cách cá heo nhận biết đồng loại”.
(Theo Livescience.com)
Bình luận