Năm 2009, ước tính có khoảng 63 triệu tấn trứng gà được tiêu thụ trên khắp thế giới. Một phần ba trong số đó đến từ Trung Quốc. Mặc dù ở phương Tây cũng rất yêu thích các món ăn từ trứng, nhưng châu Á mới là “vũ trụ” các món trứng từ đơn giản tới phức tạp mà ai cũng muốn thử một lần.
Trứng muối được làm bằng cách ngâm trứng vịt hoặc trứng gà trong nước muối hoặc phủ lên trên một lớp muối dày. Qua thời gian muối bạn sẽ thu được một loại trứng có lòng trắng mặn và lòng đỏ cam rực rỡ. Khi nấu chín, lòng đỏ có vị mặn ngọt, hương vị đậm đà béo ngậy.
Ở Đông Nam Á, trứng muối góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho một số món như ăn mặn. Ở Trung Quốc, Singapore hay Việt Nam, lòng đỏ trứng muối được nướng thành bánh ngọt và là nhân trong bánh trung thu trứng muối. Lòng đỏ trứng màu cam tượng trưng cho mặt trăng.
Một trong những chế phẩm nổi tiếng nhất - và bị hiểu lầm nhiều nhất - của người châu Á là loại trứng bắc thảo này. Trứng bắc thảo là một quả trứng vịt, gà hoặc chim cút được bảo quản trong hỗn hợp đất sét, tro, muối và vôi sống. Thời gian ủ trứng sẽ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Mùi của loại trứng này khiến nhiều người phải rụt rè, trong tiếng Thái nó còn có tên là “kai yeow maa” nghĩa đen là "trứng nước tiểu ngựa."
Khi bóc vỏ, lòng trắng của trứng bắc thảo đã chuyển sáng màu nâu - đen, trong suốt còn lòng đỏ trứng màu xanh xám. Do cách chế biến đặc biệt nên hông phải ai cũng thích và ăn được trứng bắc thảo. Nhưng với người ăn được, lòng trắng trứng được ví là giòn như thạch, còn lòng đỏ trứng bắc thảo có mùi hăng, vị the và béo. để dễ ăn hơn, trứng bắc thảo thường được cắt mỏng hoặc ăn kèm với các món cháo, súp.
Trứng trà còn được gọi là trứng ngâm trà hoặc trứng cẩm thạch. Trứng trà là trứng được luộc, đập nứt vỏ rồi ngâm trong nước trà, sau khi trứng trà hoàn tất, lòng trắng của trứng thường có vân giống như đá cẩm thạch.
Nước trà làm trứng trà không chỉ có trà đơn thuần mà còn thêm các gia vị như hạt tiêu, hồi, quế, đinh hương… để làm gia tăng hương vị cho món trứng. Người ta sẽ đun nước sôi rồi cho trà Phúc Kiến, nước tương, các gia vị khác sau đó cho trứng vào đun sôi rồi ninh trứng ở lửa nhỏ trong 1 giờ. Nhiều tiệm sẽ để trứng qua 1 đêm để trứng ngấm gia vị hoàn toàn sau đó mới mang đi bán.
Trứng trà là một món ăn đường phố phổ biến ở Trung Quốc và Đài Loan, thường được chấm với một chút muối vừng để tăng thêm hương vị. Chúng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á như món ăn kèm với nhiều loại súp, cháo, salad.
Shoyu tamago, hay trứng ngâm nước tương Nhật, là một trong những món ăn nhẹ cơ bản nhất trong ẩm thực Nhật Bản và rất dễ chế biến tại nhà. Shoyu tamago là những quả trứng luộc chín mềm hoặc luộc chín hẳn được bóc vỏ và ngâm trong nước tương đen, có tác dụng biến mặt ngoài của lòng trắng trứng thành màu nâu nhạt đến màu nâu sẫm, tùy thuộc vào thời gian trứng ngâm trong nước tương. Thời gian ngâm cũng quyết định độ mặn của chúng.
Ngoài Nhật Bản, món trứng ngâm nước tương cũng rất được ưa thích tại Hàn Quốc. Bạn có thể được thưởng thức trứng ngâm nước như một món khai vị, ăn kèm cơm, ăn kèm mì ramen hoặc trang trí cho các món ăn phụ.
Đây có lẽ là món trứng khiến người phương Tây sợ hãi. Trứng vịt lộn là một phôi vịt đã được thụ tinh hoàn toàn và được luộc chín rồi thưởng thức. Chúng là một loại thực phẩm rẻ tiền, giàu protein và là món ăn nhẹ đặc trưng của Philippines, nhưng cũng ở Việt Nam, Campuchia và Lào. Tùy theo sở thích của từng người mà chọn trứng vịt lộn già hoặc còn non.
Đây thực chất là món trứng luộc chiên giòn, món ăn đường phố phổ biến ở Philippines. Trứng được luộc chín, để nguội rồi bóc vỏ, sau đó nhúng qua một lớp bột màu đỏ, nước và hạt annatto xay rồi chiên cho đến khi chín vàng. Tokneneng được làm bằng trứng gà, kwek kwek với chim cút.
Bình luận