Thịt vai, thịt mông, thịt thăn, thịt ba chỉ: Làm thế nào để phân biệt?

Hồng Ngọc Đăng lúc: Thứ ba, 24/11/2020 17:39 (GMT +7)
Làm sao để đi chợ mua thịt vai mà không bị chị hàng thịt cắt cho miếng mông, bí quyết nằm ở dưới đây.

Trên cơ thể heo có rất nhiều tên gọi các loại thịt, mỗi loại thích hợp với các kiểu chế biến khác nhau. Ví như bạn không thể làm món thịt kho tàu bằng thịt thăn cũng như không thể làm ruốc thịt bằng thịt ba chỉ. Vì thế, phân biệt các loại thịt là bước đầu tiên để đến với yêu bếp, nghiện bếp.

Thịt ba chỉ

Phần thịt ba chỉ hay còn gọi là thịt ba rọi nằm ở bụng của con heo. Loại thịt này bao gồm các lớp mỡ - thịt - mỡ xen kẽ nhau, lớp ngoài cùng là lớp da. Thịt ba chỉ có nhiều mỡ hơn các loại thịt khác nhưng lại được nhiều người ưa chuộng. Bởi khi ăn lớp thịt nạc kèm theo một chút mỡ sẽ mang đến cảm giác ngon miệng hơn. Loại thịt này dùng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như luộc, quay, nướng, rang cháy cạnh, kho quẹt, kho tàu, kho hột vịt...

Thịt ba chỉ xen lẫn lớp nạc lớp mỡ khi chế biến món ăn sẽ giúp mang lại cảm giác ngon miệng hơn.
Thịt ba chỉ xen lẫn lớp nạc lớp mỡ khi chế biến món ăn sẽ giúp mang lại cảm giác ngon miệng hơn.

Thịt vai

Đúng như tên gọi, thịt vai chính là phần thịt nằm ở vị trí vai của heo. Phần thịt này thường khá dày, đầy đặn, đặc biệt thịt có độ giòn dai xen lẫn chút mỡ. Chính vì đặc điểm tỷ lệ mỡ nạc tương đương nhau nên thịt vai đặc biệt thích hợp để xay nhỏ nấu canh, làm nhân nem, cuốn chả, các món nhồi. Thịt vai cũng hợp để rang cháy cạnh hay thái mỏng xào với rau giá, đỗ...

Thịt vai, thịt mông, thịt thăn, thịt ba chỉ: Làm thế nào để phân biệt? - Ảnh 2

Thịt thăn

Đây là phần thịt chạy dọc cột xương sống của con heo. Thịt thăn thường có màu đỏ sẫm nhìn rất giống thịt bò. Phần thịt này không hề dính một chút mỡ nào và là phần thịt nạc nhất của con heo. Do đặc trưng của thịt mềm và thơm nên thịt thường được sử dụng là các món rim, xào, hầm, giò chả hay ruốc. Lưu ý đối với phần thịt này không nên chế biến quá kỹ sẽ làm thịt bị khô, khó ăn.

Thịt thăn không nên chế biến quá kỹ sẽ khiến thịt bị khô, khó ăn.
Thịt thăn không nên chế biến quá kỹ sẽ khiến thịt bị khô, khó ăn.

Thịt chân giò

Thịt chân giò là phần thịt nằm ở đùi heo đã được cắt bỏ đi phần móng giò. Đây cũng là phần thịt ngon được nhiều người yêu thích bởi thớ thịt bắp cuộn tròn lại với nhau. Thịt chân giờ thường dùng để chế biến các món ăn như luộc, kho rim và làm một số món như chân giò hun khói, chân giò muối. Đặc biệt, món chân giò hầm với nấm đông cô hoặc củ cải chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.

Thịt vai, thịt mông, thịt thăn, thịt ba chỉ: Làm thế nào để phân biệt? - Ảnh 4

Thịt nạc dăm

Thịt nạc dăm là các khối thịt nạc mềm, có các lớp mỡ mỏng và không đều nhau xen kẽ vào bên trong các miếng thịt. Tuy nhiên, lớp thịt không tách thành lớp mỡ và lớp thịt nạc rõ ràng. Đây là phần thịt được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhất vì có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như món rán, xào, rim cháy cạnh, canh thịt băm...

Thịt nạc dăm dùng để chế biến các món rim, canh thịt nạc dăm.
Thịt nạc dăm dùng để chế biến các món rim, canh thịt nạc dăm.

Sườn heo

Sườn heo được chia ra làm hai loại sườn non và sườn già.
Sườn heo được chia ra làm hai loại sườn non và sườn già.

Sườn heo có thể được coi là một trong những phần chế biến ra nhiều món hấp dẫn nhất. Có thể chia ra làm 2 dạng là sườn non và sườn già:

  • Sườn non là phần xương sườn nhỏ, xương hình dẹt, chứa nhiều thịt xen chút mỡ và thường có sụn nhai rất giòn. Loại sườn này thích hợp nhất là dùng để chế biến các món như sườn nướng, rim, sườn xào, sườn chua ngọt,…
  • Sườn già còn hay gọi là sườn cây, là phần sườn có xương to hơn, cứng và dài hơn. Phần sườn già ít thịt và khá khô nên cần thời gian nấu lâu hơn, phần thịt dai thích hợp làm các món canh hầm lấy nước ngọt.

Thịt cốt lết

Đây là phần thịt lưng của con heo, chủ yếu là nạc và đôi khi cũng được người bán gọi là thịt thăn, tuy nhiên nó không hề giống thịt thăn. Thịt cốt lết thường được cắt kèm với phần đầu xương sườn nên mọi người hay gọi là sườn cốt lết. Ở miền Bắc, thịt cốt lết thường được chế biến thành chà bông hoặc rim mặn. Còn ở miền Nam thì nổi tiếng với món sườn nướng ăn cùng cơm tấm.

Thịt cốt lết thường dùng để chế biến món cơm tấm sườn nướng.
Thịt cốt lết thường dùng để chế biến món cơm tấm sườn nướng.

Thịt thủ

Là phần thịt ở đầu heo, không bao gồm tai heo. Phần thịt này giòn, có mỡ và bì nhưng phần mỡ không ngán, mà giòn và dai. Phần thịt thủ thường được chế biến thành giò thủ, với sự kết hợp của mộc nhĩ, tai heo, thịt mũi heo, thịt chân giò và tiêu xay để cho ra món ăn dậy mùi, giòn giòn mà không ngán.

Á hậu 1 Phương Anh: Học cấp 3 đã đi khắp 5 châu Một loạt thiết kế kinh điển từ 2 thập kỷ trước được các ngôi sao ưu ái diện lại Hồi Nớ, tiệm cơm gia đình ngon rẻ kiêm nơi chụp ảnh siêu xinh ở Đà Lạt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp