Băng huyết sau sinh là bệnh gì và nguy hiểm như thế nào?

Phi Lu Đăng lúc: Thứ sáu, 06/11/2020 17:53 (GMT +7)
Sự việc sản phụ 24 tuổi tử vong tại bệnh viện Việt Pháp vì băng huyết hôm 4/11 đã khiến nhiều chị em phụ nữ bất an. Băng huyết thực sự nguy hiểm như thế nào?

Hôm 4/11, mạng xã hội xôn xao thông tin một sản phụ 24 tuổi bị tử vong sau khi vừa hạ sinh con đầu lòng ở bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội. Nguyên nhân được xác định là do băng huyết. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 25% sản phụ gặp tai biến sau sinh do băng huyết. Tại Việt Nam, băng huyết sau sinh là tai biến thường gặp nhất trong danh mục 5 tai biến sản khoa, chiếm tới 40% số ca tai biến và chiếm 78,8% nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ.

Đặc biệt, băng huyết có thể xảy ra với bất kỳ cuộc sinh nở nào mà không có sự báo trước.

Băng huyết là gì?

Băng huyết sau sinh là tình trạng mất máu tích luỹ 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24h sau sinh. Đây là tình trạng nguy hiểm đối với phụ nữ giai đoạn sau sinh nở, nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ nguy hiểm tới tính mạng. 

Băng huyết được chia làm 2 loại gồm băng huyết nguyên phát và băng huyết thứ phát. Trong đó, băng huyết nguyên phát thường ít gặp hơn. 

Chị em phụ nữ luôn lo lắng về căn bệnh băng huyết sau sinh
Chị em phụ nữ luôn lo lắng về căn bệnh băng huyết sau sinh

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng băng huyết sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan gây nên tình trạng băng huyết sau sinh. Trong đó, người có nguy cơ bị băng huyết thường có cơ tử cung yếu do sinh nhiều lần, mắc u xơ tử cung, tử cung dị dạng, co giãn quá mức dẫn tới đa thai, đa ối…

Trong quá trình sinh, phụ nữ cũng dễ bị băng huyết khi thời gian chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối, sót rau trong buồng tử cung.

Sản phụ bị suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, có tiền sử sảy thai, nạo hút nhiều lần, từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung, sinh non, xử lý thai lưu, đẻ nhanh hoặc đẻ ở tư thế đứng. Nếu bác sĩ sơ xuất hoặc thiếu kinh nghiệm khi lấy rau không đúng cách, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật… cũng dẫn tới tình trạng băng huyết cho bệnh nhân.

Chị em sau sinh cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt từ gia đình để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường (ảnh có tính chất minh họa).
Chị em sau sinh cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt từ gia đình để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường (ảnh có tính chất minh họa).

Băng huyết dẫn tới sự nguy kịch thế nào cho bệnh nhân

Khi bị băng huyết, sản phụ bị chảy máu không kiểm soát từ đường sinh dục, lượng máu có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hay máu loãng. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng giảm huyết áp, tăng nhịp tim, da xanh nhợt, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi, giảm hồng cầu, sưng hoặc đau ở âm đạo, sốt...

Người bị băng huyết khi sinh tuỳ thuộc vào mức độ mất máu và khả năng hồi sức cùng việc cầm máu có tích cực hay không mà có thể bị biến chứng từ nặng tới nhẹ. Nếu nhẹ, sản phụ có thể bị choáng do giảm thể tích tuần hoàn, lâu dài gây thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô sinh, nhiều trường hợp phải cắt tử cung. Nặng thì sản phụ có thể bị nhiễm trùng hậu sản, suy thận, suy đa tạng và tử vong nhanh chóng.

Theo các chuyên gia, nguy cơ tử vong do băng huyết ở các bà mẹ là khoảng 1/1.000 ca ở các nước đang phát triển. Có tới 99% các trường hợp tử vong do bị băng huyết sau sinh xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Cách phòng ngừa để không xảy ra tình trạng băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh nếu không được phát hiện, phòng ngừa và có những biện pháp can thiệp từ sớm, bệnh nhân có thể tử vong. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ sinh sản cần chú ý những thông tin sau để hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa băng huyết sau sinh:

- Khi lên cơn chuyển dạ, tránh chuyển dạ kéo dài, theo dõi quan sát chuyển dạ trên monitorning, cơn gò tử cung, tim thai và xoá mở cổ tử cung. Tiêm oxytocin để phòng ngừa băng huyết sau sinh. Quá trình mang thai nên bổ sung sắt đầy đủ. Phòng ngừa nhiễm trùng ối bằng cách uống kháng sinh. Thăm khám sức khoẻ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

Các bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc giúp sản phụ sau sinh theo dõi tình trạng sức khỏe và phòng chống tình trạng băng huyết
Các bác sĩ có vai trò quan trọng trong việc giúp sản phụ sau sinh theo dõi tình trạng sức khỏe và phòng chống tình trạng băng huyết

- Quá trình sản phụ chuyển dạ, các bác sĩ cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc gây tê hay gây mê.

- Sản phụ cần xét nghiệm rối loạn đông máu toàn bộ. Nếu cần thiết, có thể khám chuyên khoa về nội huyết học.

- Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Sản phụ 24 tuổi tử vong bất thường sau sinh ở bệnh viện Việt Pháp Hà Nội: Sản phụ và thai nhi tử vong bất thường sau 5 ngày vào viện chờ sinh Hà Nội: Cứu sống sản phụ và thai nhi nguy kịch do tai nạn giao thông Nữ tài xế đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên xe giữa lúc trời mưa lớn do bão số 5
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp