Đầu giờ chiều 20/9, Thủ đô Hà Nội xuất hiện mưa dông lớn. Dù chỉ kéo dài chưa đầy 2 giờ đồng hồ nhưng cơn dông lớn đã để lại một số thiệt hại trên địa bàn Thủ đô như cây phượng bật gốc đổ đè vào ô tô đỗ phía dưới trên đường Hoàng Đạo Thúy. Đồng thời, trong mưa bão trưa ngày 20/9, cây cô đơn Hồ Tây cũng đã bị quật gãy. Vốn là một biểu tượng, một điểm check-in nổi tiếng, hình ảnh cây cô đơn bị quật tơi tả sau mưa lớn kiến không ít người xót xa, tiếc nuối.
Liên quan đến việc cây cô đơn bị gãy, khi trả lời phỏng vấn của báo Dân Trí vào chiều 20/9, lãnh đạo UBND phường Quảng An cho biết phía phường Quảng An đã tính toán để trồng cây mới ở đúng vị trí cây cô đơn bị gãy đổ. Vị lãnh đạo phường Quảng An cũng cho hay cây cô đơn Hồ Tây là cây mọc tự nhiên đã lâu năm.
Dù không được quy hoạch nhưng vị trí đặc biệt của cây cô đơn đã nhanh chóng thu hút rất đông du khách đến check-in, chụp ảnh, hóng gió. Cũng bởi vậy, việc UBND phường Quảng An thông tin sẽ trồng lại cây ở vị trí cũ khiến nhiều người nức lòng.
Trước khi bị dông quật gãy đầu giờ chiều ngày 20/9, trưa ngày 15/6, MXH đã xôn xao trước thông tin cây cô đơn bị gãy 1 nhánh lớn nghi vấn bị chặt. Sau đó trên mạng cũng xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình ảnh một người không rõ mặt có hành vị cố tình chặt gãy cành cây cô đơn khiến netizen bức xúc.
Cây cô đơn ở Hồ Tây thực tế là cây dướng (tên khoa học Broussonetia papyrifera), một loại cây thuộc họ dâu tằm, còn được biết đến với những cái tên như chử thực tư, cây cấu, cây dó, cây dâu giấy, cây lộc tử... Cây dướng là cây thân gỗ, mùa hè có quả màu đỏ rất mọng nước, có vị ngọt, tuy nhiên dễ dập nát. Lá cây dướng có thể có hình tim hoặc hình trứng nhưng hình dạng không cố định ngay cả khi mọc trên cùng một cành.
Cây dướng dễ sinh trưởng, sinh trưởng nhanh, do đó trên việc bỗng dưng xuất hiện một cây cô đơn như ở Hồ Tây không phải điều quá lạ. Tuy nhiên do vị trí đặc biệt của cây dướng ở Hồ Tây mà nó được đặt tên là cây cô đơn và được nhiều người biết đến như một biểu tượng ở khu vực hồ Tây.
Bình luận