Con vụng về chậm chạp, lỗi nằm ở cha mẹ

Thục Quyên Đăng lúc: Thứ năm, 12/11/2020 00:24 (GMT +7)
Con trẻ vụng về, làm gì cũng chậm chạp luôn khiến nhiều phụ huynh đau đầu nhưng không ít trường hợp chính cha mẹ đã tạo ra tính cách đó cho con mình.

Một số trẻ trong cuộc sống thường có thói quen vụng về, chậm chạp. Thói quen này nếu không sửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến học tập cũng như nhiều cơ hội phát triển sau này của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần giúp con thay đổi ngay những thói xấu này càng sớm càng tốt.

Cha mẹ cần giúp con thay đổi ngay những thói xấu này càng sớm càng tốt.
Cha mẹ cần giúp con thay đổi ngay những thói xấu này càng sớm càng tốt.

Vì sao trẻ vụng về, chậm chạp?

Điều dễ thấy ở một đứa trẻ hậu đậu, lề mề là động tác lúc nào cũng chậm, không dứt khoát, dù đi đứng, ăn uống hay nói năng thường rụt rè.

Nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện nên động tác khó tránh khỏi vụng về, kém linh hoạt, thời gian xử lý sẽ lâu hơn người lớn.

Hai là, trẻ vốn rất tò mò, hiếu kỳ, nên dễ bị các sự việc xung quanh chi phối, không tập trung chú ý làm việc.

Ba là, trẻ chưa có quan niệm chính xác về thời gian, chúng chỉ thấy được sự việc trước mắt, không biết được được hậu quả của việc vụng về, chậm chạp sẽ làm ảnh hưởng tới người khác thế nào. 

Bốn là, cha mẹ ít tiếp xúc, nói chuyện cùng con, hoặc hay quát tháo thúc giục khiến trẻ dần thu hẹp bản thân và nhút nhát hơn, từ đó ảnh hưởng đến việc trẻ làm gì cũng vụng về, hậu đậu.

Điều dễ thấy ở một đứa trẻ hậu đậu, lề mề là động tác lúc nào cũng chậm, không dứt khoát, dù đi đứng, ăn uống hay nói năng, thường rụt rè.
Điều dễ thấy ở một đứa trẻ hậu đậu, lề mề là động tác lúc nào cũng chậm, không dứt khoát, dù đi đứng, ăn uống hay nói năng, thường rụt rè.

Một lý do khác bắt nguồn từ chính người lớn đó là không ít cha mẹ đã quy chụp, chê con mình vụng về, hậu đậu khi làm việc gì đó, mà không cho con cơ hội được chủ động làm gì cả. Dần dần trẻ sẽ sinh tính ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ, việc gì cũng phó mặc cho người khác lo liệu và hậu quả sẽ khiến chúng mãi là những đứa trẻ… chưa chịu lớn.

Vì vậy, để trẻ khắc phục thói vụng về, lề mề, cha mẹ cần điều chỉnh lại cách tương tác và dạy dỗ con cái

Dạy trẻ biết giá trị thời gian

Hầu hết trẻ nhỏ chậm chạp vì chúng chưa có khái niệm đúng đắn về giá trị thời gian và cũng không biết thời gian quý giá như thế nào.

Vậy nên cha mẹ hãy phân tích cho con thấy thời gian là tài sản quý giá nhất của con người. Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện về các danh nhân thế giới, hay những nhân vật nổi tiếng đã biết trân trọng thời gian và phân bổ hợp lí để có được thành công. Cha mẹ cũng có thể sưu tầm và dán những câu châm ngôn hay về quý trọng thời gian lên bàn học và trong phòng ngủ của trẻ.  

Cha mẹ hãy phân tích cho con thấy thời gian là tài sản quý giá nhất của con người.
Cha mẹ hãy phân tích cho con thấy thời gian là tài sản quý giá nhất của con người.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cùng con tham gia một số trò chơi yêu cầu về sự nhanh nhẹn và khéo léo như tìm điểm khác nhau, giải đố, vẽ tranh... Những trò chơi vui vẻ và thú vị này có thể tạo cho con thói quen làm việc nhanh nhẹn và khắc phục được sự vụng về.

Tránh làm những sự vật khiến trẻ bị phân tâm

Nếu trẻ bị những vấn đề chi phối mà lề mề, chậm chạp như vừa ăn vừa xem tivi, hãy tắt tivi để trẻ tập trung vào việc ăn uống. Đồng thời giải thích cho con hiểu nếu ăn chậm quá sẽ không còn thấy ngon miệng và cơ thể không hấp thụ tốt thức ăn, dẫn tới việc bị chậm lớn. Ngoài ra, khi trẻ đang học, cha mẹ cần cho con một không gian yên tĩnh, không nên để đồ chơi hoặc những thứ tiêu khiển khác trong tầm mắt trẻ.

Đặt ra thời gian biểu cố định cho trẻ

Cha mẹ cần phân chia và quy định rõ những việc con cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định trong ngày. Hãy dạy trẻ thói quen đặt chuông hẹn giờ để nhắc con luôn chú ý tới thời gian. 

Cha mẹ cần phân chia và quy định rõ những việc con cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Cha mẹ cần phân chia và quy định rõ những việc con cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Cha mẹ phải nghiêm khắc và dứt khoát với con nếu phạm phải tình trạng chậm chạp như không thưởng món quà mà cha mẹ đã hứa sẽ đưa nếu con hoàn thành nhiệm vụ. Liên tục vài lần, trẻ sẽ nhận thấy hậu quả của việc phạm lỗi, từ đó dần sửa thói quen và thay đổi tác phong tích cực, nhanh nhẹn hơn. 

Rèn luyện thói quen nhanh nhẹn

Tùy theo từng tình huống cụ thể mà cha mẹ có những cách rèn luyện thói quen thích hợp. Ví dụ: Nếu trẻ thường xuyên uể oải, lề mề khi đánh răng vào buổi sáng, hãy thử bật một điệu nhạc vui tươi có nhịp điệu nhanh và nói con tăng tốc theo nhịp nhạc.  

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên là tấm gương cho con noi theo. Hãy tạo cho mình tác phong làm việc nhanh nhẹn, dứt điểm, khéo léo để con thấy được lợi ích của những điều ấy, từ đó thay đổi thói quen.

Chăm tương tác cùng con

Hãy tập thói quen nói chuyện cùng con mỗi ngày, bằng việc hỏi hôm nay con đi học có vui không, hỏi ý kiến của con về chủ đề nào đó được nhắc đến. Trẻ khi được chia sẻ nhiều hơn, sẽ khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát và ngày càng chủ động hơn.

Hãy tập thói quen nói chuyện cùng con mỗi ngày.
Hãy tập thói quen nói chuyện cùng con mỗi ngày.

Tuyệt đối không dùng bạo lực

Nhiều bậc phụ huynh không giỏi kiềm chế mà nhanh chóng “nổi điên” khi chứng kiến con mình vụng về, chậm chạp, như quát mắng hay đánh đòn trẻ. Điều này vừa không làm trẻ cải thiện mà còn khiến chúng sợ sệt, luống cuống và càng trở nên hậu đậu hơn. Nên nhớ rằng, bất kỳ ai được động viên và tin tưởng thì đều làm tốt mọi việc. Do đó, cha mẹ cần ý thức được sự lề mề chậm chạp của con có phần lỗi không nhỏ của cha mẹ trong đó. Từ đó biết cách điều chỉnh bản thân trở nên điềm tĩnh hơn trước khi muốn trẻ khắc phục nhược điểm để trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn 

Lưu ý cuối cùng khi dạy con trẻ đó là hãy để cho trẻ chủ động, tự làm trong mọi việc, nhất định không nên có sự can thiệp của cha mẹ, bởi có những sai sót như thế, trẻ mới biết rút kinh nghiệm và tự thay đổi. Và quan trọng hơn hết, khi được tự do làm sai và sửa sai thì hiệu quả luôn cao hơn việc phải làm dưới sự giám sát kè kè của một người khác và có thể bị "ăn" mắng bất kỳ lúc nào.

Quy tắc dạy con của Tổng Thống Obama 7 thói quen sống lành mạnh cần phải dạy con Những kỹ năng sinh tồn cơ bản cha mẹ nhất định phải dạy con
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp