Với dữ liệu về hiệu quả của vaccine trước Omicron, vào ngày 9/12 Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép mở rộng diện tiêm mũi tăng cường của Pfizer-BioNTech. Trong đó, ngoài tiêm cho người trưởng thành, Mỹ sẽ tiêm mũi tăng cường cho những công dân trong độ tuổi 16-17.
Hiện nay, tại những quốc gia như Mỹ, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 tiếp tục khiến số ca nhiễm tăng mạnh. Kèm với đó, nỗi lo gia tăng liên quan đến biến thể Omicron càng cho thấy tầm quan trọng của mũi tiêm tăng cường trong việc bảo vệ sức khỏe người dân.
>>> Xem thêm: F0 điều trị tại nhà nếu chuyển nặng thì liên hệ với ai, đến bệnh viện nào?
Giữa lúc giới khoa học toàn thế giới đang không ngừng chạy đua với thời gian để trả lời những câu hỏi liên quan đến mức độ nguy hiểm của Omicron, nhiều bậc phụ huynh đang rất thắc mắc việc liệu trẻ em có cần tiêm mũi tăng cường hay không. Về vấn đề này, khẳng định với đài NBC News giới chuyên gia y tế và vaccine cho biết, hiện vẫn còn quá sớm để trả lời câu hỏi này.
Liên quan đến vấn đề này, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci trong buổi phỏng vấn với đài CNN đã khẳng định trẻ em 12-15 tuổi nhiều khả năng cũng cần được tiêm liều tăng cường. Dù vậy, TS Anthony Fauci nhấn mạnh rằng, hiện đây chỉ là dự đoán ban đầu, nguyên nhân là do trẻ em trong độ tuổi này có phản ứng miễn dịch tốt và mạnh hơn nhiều so với những người lớn tuổi.
Chuyên gia Simon Li của Trường Đại học Rutgers (Mỹ) cũng khẳng định rằng, theo kết quả thử nghiệm vaccine đến giờ vẫn trùng khớp với những đánh giá của ông Fauci. "Nhu cầu tiêm liều bổ trợ để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh ở trẻ em là thấp hơn nhiều so với người lớn tuổi" - ông Li cho biết thêm.
Trong khi đó, chuyên gia của Bệnh viện Nhi đồng Texas (Mỹ) Peter Hotez khẳng định rằng, hiện nay câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến mũi vaccine tăng cường, đó là miễn dịch hình thành từ mũi tiêm ban đầu kéo dài trong bao lâu và bền bỉ cụ thể như thế nào với sức khỏe.
Cũng theo ông Hotez, thì việc rút ngắn khoảng cách giữa mũi tiêm tăng cường và mũi tiêm ban đầu chưa chắc đã là ý hay. Nguyên nhân ông đưa ra đó là việc tiêm mũi tăng cường quá sớm có thể dẫn đến kết quả không như ý. "Nói cách khác, nếu bạn chờ 6 tháng rồi mới tiêm liều bổ trợ, kháng thể trung hòa virus có thể cao hơn so với việc tiêm liều bổ trợ chỉ sau 4 tháng" - ông Hotez giải thích thêm.
Bình luận