Cơm âm phủ được biết đến là một món ăn tượng trưng tiêu biểu cho nét văn hóa ẩm thực đầy dung dị ma ftinh tế của cố đô Huế. Ngày trước, món ăn này được lưu truyền với một câu nói vô cùng quen thuộc: Muốn ăn cơm dĩa trữ tình - Có quán Âm phủ ma rình phía sau.
Tuy tên gọi của món ăn này có phần kì bỳ khiến nhiều người chưa biết có phần ái ngại. Thế nhưng câu chyện phía sau của món cơm này rất đỗi bình dị. Ngoài ra với hương vị thơm ngon, mộc mạc của cơm âm phủ cũng chinh phục được nhiều thực khách.
Theo dân gian, món cơm âm phủ độc đáo này được bắt nguồn từ câu chuyện đức vua cải trang thành thường dân và đi thăm thú ở khắp nơi ngoài hoàng cung. Do trời đã trở tối, ngài phải tá túc lại tại một ngôi nhà nhỏ của một bà góa đã cao tuổi. Gia cảnh khó khăn, nên bà góa phụ chỉ có thể chuẩn bị một chén cơm trắng và một vài các loại rau sống khác xếp ở xung quanh để mời vua dùng bữa.
Mặc dù trong hoàng cung được phục vụ sơn hảo hải vị, thế nhưng lúc đó, vì mệt và bụng cũng đã đói nên vua đã ăn hết chén cơm một cách ngon lành. Và khi trở cung, ngài vẫn mãi lưu luyến không thôi cái hương vị bình dị ấy. Sau đó, vua đã sai các vị đầu bếp chế biến lại món ăn đó. Và về sau, món cơm ấy được đặt với cái tên "Cơm âm phủ".
Tuy nhiên, ngoài câu chuyện này còn có một giả thuyết khác được kể lại. Cơm âm phủ thực ra là do một doanh nhân mở ra vào đầu thế kỷ XX. Quán ở vị trí khá vắng vẻ mở đến tận khuya, chủ yếu là những người đi xem hội, ca, tuồng, múa, phu kéo xe, người đi buôn.
Quán ăn này chỉ bán duy nhất một bát cơm đi kèm với chút thịt, rau, chủ quả và một bát nước chấm, tuy nhiên khi xếp lại phần cơm trở nên khá hài hòa mà màu sắc, đủ để ngon mắt và hấp dẫn ngay cả trong chiếc quán tù mù bởi chỉ có một chiếc đen dầu cháy leo lắt.
Dù trong truyền thuyết, nguồn gốc của món ăn này có nhiều dị bản nhưng câu chuyện thú vị của nó khiến thực khách khi đến Huế không khỏi tò mò muốn ăn thử.
Ngay nay, cơm âm phủ đã có nhiều đổi khác để phù hợp với khách du lịch. Theo cách trình bày truyền thống, bát cơm đổ từ bát không nèn chặt trước khi đổ ra đĩa, các món ăn kèm rau thịt cũng được phủ lên mặt cơm trông rất dân dã. Đồ ăn kèm trong đĩa ngoài ít đồ chua còn có vài miếng thịt nướng, chả thái mỏng và ít tôm xe, đi kèm bát nước chấm.
Còn hiện tại, một số quán bán món cơm âm phủ đã chăm chút hơn việc tạo hình, cơm nèn chặt trong bát trước khi đổ ra đĩa để được đẹp mắt, đồ ăn xếp quanh đĩa, mỗi góc một món đồ ăn, khá thu hút và ăn hình nếu bạn muốn chụp ảnh. Với món cơm truyền thống, cơm trắng sẽ được đặt ngay chính giữa, xung quanh sẽ được xếp lần lượt nào là thịt nướng, các loại rau củ, trứng tráng, tôm, giò lụa được đặt đan xen với nhau.
Để có cơm âm phủ ngon, cơm phải được nấu từ gạo ngon, dẻo và thơm. Thịt nướng bắt buộc phải là loại thịt nạc vai tươi ngon, thái mỏng, ướp gia vị rồi nướng đều trên than củi. Giò lụa thì được làm từ thịt heo xay nhuyễn và gói thành những thanh nhỏ. Trứng vịt tráng mỏng, tôm chà bông. Các loại rau thơm ăn kèm, dưa leo thái sợi nhỏ.
Khi trình bày, người bán có thể trộn đều mọi thứ lên với nhau hoặc cũng có thể để khách ăn tự trộn. Bên cạnh đó, khi ăn cơm âm phủ, người ta không thể nào thiếu một chén nước mắm tỏi, đường, cốt chanh ở bên cạnh. Rưới đều nước mắm lên rồi sau đó trộn đều cơm và các nguyên liệu đi kèm rồi sau đó mới thưởng thức.
Chính sự hài hòa về cả màu sắc, cách trình bày lẫn hương vị ấy đã mang đến cho thực khách sự lưu luyến khó có thể nào quên.
Ngày trước, cơm âm phủ thường chỉ dành cho người lao động đêm vì món ăn này giúp họ chắc bụng và đủ sức khỏe để mưu sinh nặng nhọc. Thế nhưng ngày nau, món cơm này đã xuất hiện ở những quán ăn bình dân cho tới những nhà hàng, khách sạn sang trọng.
Nếu đặt chân tới Huế, bạn có thể ghé tới quán cơm âm phủ ở số 35 hoặc số 51 đường Nguyễn Thái Học để thưởng thức món ăn bình dị nhưng mang đậm phong cách cung đình của mảnh đất nơi đây nhé!
Bình luận