Covid-19 đã làm biến mất một nửa số lượng của hàng Tokyo Deli, Golden Gate, Soya Garden tại Việt Nam như thế nào?

Alex Đăng lúc: Thứ ba, 09/03/2021 16:14 (GMT +7)
Trước Tết, khi thời điểm dịch Covid-19 đột ngột phức tạp, có rất nhiều cửa hàng hoặc chuỗi F&B của các thương hiệu kể trên "nghỉ Tết sớm" và không còn trở lại.

Cái tên đầu tiên thấm thía những "cú đấm" chí tử của Covid-19 phải kể đến chuỗi các nhà hàng mang thương hiệu Nhật Bản. Với Tokyo Deli thì tính từ đợt Covid-19 tái bùng phát năm ngoái đến nay, thương hiệu nhà hàng đình đám này đã đóng 2 trên tổng số 5 cơ sở tại Hà Nội.

Tháng 6/2020 thì cơ sở tại D2, Giảng Võ đã đóng cửa, còn mới đây, sau Tết Tân Sửu thì cơ sở tại tòa nhà Comatce, Ngụy Như Kon Tum cũng thông báo chấm dứt hoạt động. Nguyên nhân được đưa ra là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát mới đây.

Tokyo Deli Ngụy Như Kon Tum ra Tết đã đóng cửa.
Tokyo Deli Ngụy Như Kon Tum ra Tết đã đóng cửa.

Chuỗi nhà hàng Daruma, được coi như "đối thủ" của Tokyo Deli, trực thuộc Golden Gate cũng đã có một năm khó khăn khi chỉ trong hơn 1 năm trở lại đây, Daruma đã đóng 3/6 cơ sở tại Hà Nội. Cơ sở tại Trung Hòa - Nhân Chính đóng vào cuối năm 2019, 2 cơ sở Daruma khác tại Giảng Võ và Dịch Vọng Hậu cũng nối tiếp nhau "đi nghỉ" vào cuối năm ngoái.

Nhà hàng Daruma Trung Hòa đóng cửa từ cuối 2019.
Nhà hàng Daruma Trung Hòa đóng cửa từ cuối 2019.

Trong danh sách "thanh trừng" của hung thần Covid-19, còn phải kể đến một trong những thương hiệu F&B (Food and Beverage Service) mạnh về tài chính là Soya Garden. Chuỗi cửa hàng đậu nành chuẩn hữu cơ dẫu được Shark Thủy ( Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax, Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup) đầu tư 100 tỷ đồng thì vẫn tiếp tục đóng cửa các cơ sở kinh doanh trên khắp Hà Nội.

Soya Garden Giang Văn Minh trả lại mặt bằng.
Soya Garden Giang Văn Minh trả lại mặt bằng.

Được thông báo sẽ mở cửa hoạt động vào ngày mồng 6 Tết (tức 17/2), đến ngày 8/3, Soya Garden Hapulico vẫn kéo dài chuỗi ngày đóng cửa lên đến cả tháng trời. Soya Garden Giang Văn Minh thì hoạt động cầm cự vài ngày sau Tết, mới đây thì cũng đã dỡ biển hiệu, kèm thông báo cho thuê mặt bằng. App ứng dụng Soya Garden hiện không cập nhật các cơ sở đã đóng cửa, đồng thời không thể đặt hàng.

Từng có thời điểm, chuỗi cửa hàng này mở tới 50 điểm bán và ôm mộng tăng lên 500 điểm và "xuất khẩu ra nước ngoài" thì nay Soya Garden chỉ còn 8 cửa hàng đang hoạt động. Tức là đóng cửa tới 80% (theo thông tin trên fanpage ngày 18/2).

Cuộc xoay chuyển tìm lối thoát của những doanh nghiệp thức thời

"Covid-19 đã thanh lọc rất nhiều anh em kinh doanh trong lĩnh vực F&B", ông Hoàng Tùng - CEO Pizza Home và cũng là nhà sáng lập "bếp trên mây" FoodHome cho biết.

Ông Hoàng Tùng - CEO của Pizza Home.
Ông Hoàng Tùng - CEO của Pizza Home.

Theo ông Tùng, việc các doanh nghiệp F&B phải trả lại mặt bằng hay đóng cửa không hẳn là họ không có khả năng duy trì hoạt động mà là để "tái cấu trúc điểm bán" và tìm mặt bằng khác phù hợp hơn với tình hình thực tế. "Có nhiều doanh nghiệp cố gắng thuê mặt bằng to, hoành tráng hoặc cố giữ lại để "lấy số, giữ sĩ diện" cho quy mô hệ thống, lấy điểm lãi nuôi điểm lỗ. Song khi Covid kéo đến đã khiến cho doanh nghiệp buộc phải "sống thật" hơn".

Đối với doanh nghiệp Pizza Home, đầu năm 2020, doanh nghiệp này có đợt đóng đến hàng chục cửa hàng và trả lại mặt bằng kha khá, tuy nhiên đây không hẳn là sự suy sụp bởi Pizza Home đã tìm được nhiều mặt bằng mới phù hợp hơn. "Số cửa hàng đóng nhiều hơn là mở, nhưng chất lượng từng điểm bán tốt hơn nhiều", anh Tùng cho hay.

Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống bán online, đặt hàng online và tung ra các combo hấp dẫn là hướng đi của các ông lớn F&B.
Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống bán online, đặt hàng online và tung ra các combo hấp dẫn là hướng đi của các ông lớn F&B.

Còn đối với các "ông lớn" ngành F&B như Golden Gate thì ngay đầu dịch đợt 1, tập đoàn này đã nâng cấp app The Golden Spoon, vốn được lập từ năm 2016. Song song với việc xuất hiện trên các doanh nghiệp đặt hàng trực tuyến như Now, Baemin, GrabFood, chưa kể các thương hiệu của Golden Gate đồng thời có thể hoàn thiện đơn thông qua công nghệ giao hàng "nhà làm" G-Delivery.

Việc dịch chuyển lên online của Golden Gate được thực hiện khá nhanh chóng, khi ông lớn này hoàn thiện rất nhanh các sản phẩm package (đóng gói món ăn phục vụ việc dịch chuyển lên online), kết hợp với dịch vụ bán thẻ trả trước để khách hàng sử dụng trong cả năm. Những bước đi giúp doanh nghiệp có thể thu tiền trước, bán hàng sau rất hiệu quả và "hợp thời".

Giao hàng trực tuyến là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Giao hàng trực tuyến là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Dẫu vậy thì năm 2020 vừa qua, lợi nhuận sau thuế của Golden Gate vẫn sụt giảm hơn 50% so với năm 2019. Từ 376 tỷ xuống còn 150 tỷ, nhưng họ vẫn có những bước đi "sáng nước" để tạo tiền đề trụ vững trước cơn bão dịch bệnh và phục hồi doanh thu trong những năm kế tiếp.

Chuỗi nhà hàng Cuốn and Rolls cũng nhanh chóng có sự thay đổi, tận dụng lợi thế trang trại tự cung nguồn rau xanh thì bên cạnh việc bán offline, Cuốn and Rolls đẩy mạnh bán online đồ ăn cùng các combo rau với giá 200.000 đồng/6kg rau tự chọn và các gói nước lẩu. Đây là bước đi được người tiêu dùng đánh giá tốt và là cách làm thông minh của doanh nghiệp này trong thời kỳ khó khăn.

Tiện dụng, nhanh chóng và 'đề phòng' dịch bệnh!
Tiện dụng, nhanh chóng và "đề phòng" dịch bệnh!

Một góc nhìn lạc quan khác cho ngành F&B là sức mua của thị trường Việt Nam rất tốt. Mỗi khi dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp thì việc bị "đóng băng" hay sụt giảm doanh thu là chuyện không tránh khỏi, song chỉ cần lệnh dãn cách nới lỏng và thị trường hồi phục lại một chút, lập tức nhu cầu du lịch, ăn uống cũng nhanh chóng lấy lại đà tiến, theo khảo sát tại nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống thì trước khi Covid-19 lần 2 quay lại, họ đã hồi phục tới 80 - 90 % doanh thu.

"Các doanh nghiệp lớn có tích lũy và nguồn vốn dài hơi, họ cũng nhìn nhận và nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thời cuộc. Trong tương lai, thị trường F&B sẽ duy trì 2 xu hướng: Trải nghiệm và Tiện lợi" - Ông Tùng nhận định.

Tiện lợi chắc chắn là xu hướng đang lên ngôi, với tốc độ tăng trưởng mạnh và đi liền với hành vi mua hàng của khách hàng trên các ứng dụng giao hàng online. Theo số liệu từ Statista, thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức doanh thu lên đến 302 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt mức 557 triệu USD vào năm 2024.

Trải nghiệm tự tay làm Pizza tươi tại Pizza 4P.
Trải nghiệm tự tay làm Pizza tươi tại Pizza 4P.

Còn với xu hướng Trải nghiệm, các thương hiệu sẽ nhắm tới xây thật nhiều điểm chạm trải nghiệm cho khách hàng, tức xây dựng trải nghiệm xung quanh sản phẩm lõi. Trước đó đã có  Pizza 4P’s thành công tạo nên danh tiếng với việc cho khách hàng trải nghiệm tự tay làm Pizza tươi hay lẩu Haidilao với màn múa mì trứ danh, ngồi đợi được giũa móng tay kèm ăn nhẹ gây nhiều ấn tượng cho khách hàng.

màn múa mì trứ danh của Haidilao (hình minh họa).
màn múa mì trứ danh của Haidilao (hình minh họa).

Lý thuyết là vậy, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, xu hướng này đòi hỏi người làm và người quản lý phải rất đam mê, giỏi nghề, quan trọng nữa là tài chính phải mạnh, nguồn vốn phải dày bởi nếu thua sẽ là thua "rất đau", thậm chí không "gượng" lại được.

Giá thịt lợn hôm nay 9/3: Thịt lợn hơi tăng giảm 1.000 đồng mỗi kg tùy vùng Bí quyết và áp lực của những doanh nghiệp đã trụ vững hơn 1000 năm. Doanh nghiệp mì gói bội thu nhờ Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp