Thái Bình không chỉ được biết đến là một vùng “đất lúa”, có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, tươi đẹp hay người dân thân thiện, hiền hòa, mà nơi đây còn chính là quê hương của một nền ẩm thực dân dã, bình dị nhưng lại rất đỗi đặc sắc. Không cần phải cầu kỳ, sang trọng, những món ăn ở nơi đây luôn được nhớ đến với hương vị gần gũi, bình dị và khó quên. Nếu như một ngày nào đó, bạn có dịp được đặt chân đến nơi đây thì nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức những món ăn này nhé!
Chữ “bung” trong tên gọi được hiểu là món ăn được đun lâu với nước. Nếu như bún bung ở Hà Nội có phần nước lèo màu vàng và được ăn kèm với dọc mùng, thì bún bung ở Thái Bình lại có vẻ ngoài mộc mạc, giản dị với phần nước dùng có phần đục (màu tiết ra từ hoa chuối bung). Thế nhưng khi thưởng thức, nước dùng của bún bung hoa chuối lại không hề chát một chút nào mà lại vô cùng ngọt từ thịt chân giò và thịt xương sông. Món ăn cũng nhờ thế mà hấp dẫn và ngon miệng hơn rất nhiều.
Món ăn có màu vàng óng ánh vô cùng đẹp mắt. Phần thịt cá dai dai và ngọt tự nhiên, cá viên đậm đà và chuối bùi mềm. Khi thưởng thức, cá quả nấu ám sẽ có vị chua chua, cay nhẹ và chan chát nhưng lại vô cùng khó quên. Món ăn này dù có ăn cùng với bún hay cơm trắng thì cũng đều rất hợp và ngon miệng cả. Về tên gọi của món ăn, “nấu ám” chính là cách mà người dân ở đây cho rằng xương cá được băm nhỏ rồi viên lại, khi thưởng thức sẽ có cảm giác “ám” mùi từ khói bếp, rất đỗi mộc mạc và bình dị.
Rạm là loài cùng họ với cua, thế nhưng phần thân sẽ dẹt, to hơn, phần mai sẽ mềm hơn và bên trong có nhiều gạch cua hơn. Cứ vào độ tháng 6, tháng 7, người dân địa phương nơi đây lại đi bắt rạm vì rạm trong thời gian này sẽ rất chắc và khỏe. Có khá nhiều món ăn ngon được chế biến từ rạm, nhưng ngon nhất có lẽ chính là rạm kho lá lốt. Rạm kho khi thưởng thức sẽ có hương vị đậm đà, phần vỏ và càng đều mềm, còn phần gạch thì lại dậy mùi và vàng ươm. Đảm bảo ai đã ăn một lần thì cả đời cũng sẽ không thể quên được hương vị mộc mạc mà món ăn này mang lại.
Từ khoảng thế kỷ 17, canh cá Quỳnh Côi đã được ghi danh trong danh sách những món ăn đặc trưng ở mảnh “đất lúa” Thái Bình. Chỉ với những nguyên liệu vô cùng quen thuộc như cá rô đồng, xương heo, chả cá, bánh đa, rau,... nhưng với bí quyết chế biến riêng của người dân nơi đây mà canh cá Quỳnh Côi lại có hương vị rất đỗi thân thương và mộc mạc. Cho tới ngày nay, canh cá Quỳnh Côi đã có sự hiện diện trên nhiều nơi khắp đất nước, thế nhưng để có thể tìm thấy hương vị đặc trưng và “tinh tế” nhất thì có lẽ bạn phải ghé đến mảnh đất Thái Bình này đấy.
5. Canh chua cá khoai
Được ví như một loại đặc sản trời cho, cá khoai xuất hiện nhiều từ tháng 9 cho tới tháng 12 âm lịch ở biển Tiền Hải và Thái Thụy. Cá có dáng thon dài, thân mềm và thịt trắng, chỉ có một đường sụn ở dọc sống lưng và không có vảy. Cá khoai có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như lẩu, cháo, nhưng đặc sản nhất thì vẫn không thể bỏ qua được món canh chua cá khoai. Đây là món ăn thường được các gia đình chế biến để thiết đãi khách quý đến nhà.
6. Cá chạch hoa chuối
Nếu như những vùng miền khác thường sử dụng hoa chuối để chế biến thành những món gỏi, nộm hay ăn kèm với bún thì người dân ở Thái Bình lại dùng loại nguyên liệu này để nấu thành các món nước, trong đó có cá chạch nấu hoa chuối. Với những ai chưa từng thưởng thức sẽ nghĩ rằng, món ăn này sẽ có vị chan chát, thế nhưng sự thật lại ngược lại. Với vị ngọt từ cá chạch, vi chua, cay từ những loại gia vị đi kèm, đặc biệt từ lá lốt và lá tía tô, khiến món ăn trở nên hấp dẫn và đặc biệt vô cùng.
Dù chẳng quá cầu kỳ trong nguyên liệu cũng như cách chế biến, những món ăn này vẫn có thể níu chân được những vị khách khó tính nhất khi đặt chân đến vùng quê Thái Bình. Còn bạn, nếu có cơ hội được đặt chân tới đây, bạn có sẵn sàng để thưởng thức hương vị từ những món ăn này hay không?
Bình luận