Nội dung chính
Đạo nhạc trong tiếng anh là Music Plagiarism, được hiểu là hành vi bắt chước hoặc "ăn cắp tài sản trí tuệ" ở dạng một phần hay toàn bộ sản phẩm âm nhạc của người khác cho ca khúc của chính mình. Có 2 trường hợp đạo nhạc: đạo ý tưởng (như nhịp điệu hoặc motif), hoặc bê nguyên một đoạn hoặc toàn bộ. Trường hợp thứ 2 sẽ được phép sử dụng cụm từ lấy sample nếu hợp pháp.
Các rất nhiều yếu tố trong một bài hát có thể bị đạo như: giai điệu, ca từ, cấu trúc bài hát, kết cấu, vòng hợp âm, nhịp điệu, hòa thanh. Dù vậy, thực tế cho thấy, số lượng nốt nhạc và các quy định nhạc lý vẫn còn hạn chế nên sẽ có những trường hợp "đạo nhạc một cách vô ý", tức là người sau hoàn toàn không biết tới bài hát kia mà khi sáng tác vẫn có những giai điệu hay ca từ tương tự nhau.
Theo tài liệu của WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), để xác định một hành vi là đạo nhạc sẽ dựa vào 2 yêu cầu cơ bản:
Ở điều kiện đầu tiên: Bất cứ nét giai điệu, mô tip nào được lấy đi, hay sao chép bất cứ mẫu nào của tác phẩm khác vẫn được xem là đạo nhạc.
Ở điều kiện thứ hai: Để không bị xem là đạo nhạc, người dùng sau phải thể hiện rằng mình có sử dụng của người khác bằng cách trích dẫn (credit) bài hát, tác giả gốc, điều này cũng đồng nghĩa đã được sự đồng ý của tác giả nguyên bản. Ngược lại, nếu tỏ ra mình là người tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản thì điều này được xem là đạo nhạc.
Ví dụ điển hình:
Ca khúc Ave Maria (Gounod) có sử dụng hòa âm của Bach nhưng việc ghi trích dẫn rõ ràng của nhạc sĩ này đối với tác giả gốc sẽ được xem là hợp pháp. Trong khi đó, ca khúc "Girl On Fire" (Alicia Keys) dù đã ghi credit sử dụng 2s trong tác phẩm ban đầu của Earl Shuman nhưng vẫn bị tác giả này khởi kiện khi cho rằng ca khúc sau sử dụng nhiều hơn thế.
Thực tế, việc xác định như thế nào là đạo nhạc vẫn còn là một bài toán khó trong thi trường âm nhạc. Trong khi hầu hết các vụ kiện tụng đạo nhạc phụ thuộc rất nhiều vào việc tòa án nơi họ khởi tố có kiến thức và nhận định thế nào về đạo nhạc, cũng như về những bằng chứng mà bên nguyên lẫn kháng cáo đưa ra.
Vấn đề đạo nhạc tại thị trường âm nhạc Việt Nam đã là chủ đề không quá xa lạ và được rất nhiều khán giả quan tâm. Cách đây không lâu, ca khúc mới nhất của Sơn Tùng M-TP - Chúng ta của hiện tại, đã bị một đơn vị nước ngoài tố đạo nhạc khi có sự tương đồng giai điệu với 2 ca khúc R&B All Night (của Know Know) và Is your mine phiên bản của Bruno Mars. Một ca khúc trước đó nữa là Có chắc yêu là đây của Sơn Tùng MTP cũng bị nhà sản xuất Robin Wesley so sánh giống với giai điệu ca khúc Lucky (2019) của anh.
Cũn là một cái tên nổi tiếng trong làng nhạc Vpop, Jack cũng thường xuyên bị "réo tên" vào các nghi án đạo nhạc. Từ MV "Em gì ơi" (ft. K-ICM) cho đến bản demo "Thứ Jack cần là melody" đều vướng vào ồn ào sao chép giai điệu từ các ca khúc trước đó. Thậm chí 2 bản hit "Hoa hải đường" và "Đom đóm" của anh chàng cũng bị tố sao chép bản gốc từ Hoa Ngữ.
Trước những nghi vấn đạo nhạc, hầu hết các ca sĩ Việt thường chọn cách im lặng, hay trong trường hợp bị dân mạng tung loạt bằng chứng chắc nịch thì mới lên tiếng xác nhận là bị "ảnh hưởng", hoặc đã mua bản quyền rồi, và gần như ít ai dám thừa nhận mình đạo từ sản phẩm của người khác.
Nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu cho biết, hầu hết những người sáng tác có vốn hiểu biết kém về âm nhạc và thiếu chuyên nghiệp, bản lĩnh, sẽ dễ rơi vào trường hợp bất chấp vay mượn chỗ này chỗ kia để tạo thành sản phẩm của mình. Và để giải quyết vấn đề đạo nhạc, cần có một chiến lược tổng hợp, trong đó có cả việc xây dựng pháp lý rõ ràng, điều chỉnh cách thức giáo dục âm nhạc, nâng cao dân trí và ảnh hưởng từ truyền thông.
Bình luận