Flex là gì? Flex là gì trên Facebook?

Alice Pham Đăng lúc: Thứ hai, 20/12/2021 11:02 (GMT +7)
Flex được xem là một từ lóng được dùng để nói về hành vi thích thể hiện, khoa trương, khoe thành tựu, vật chất của một người khiến người khác cảm thấy phiền ph

Flex là một trong những thuật ngữ được giới trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội trong suốt thời gian gần đây. Vậy Flex là gì? Flex bắt nguồn từ đâu và mang ý nghĩa gì? Cùng giải đáp những thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Flex là gì? Flex bắt nguồn từ đâu?

Theo nghĩa đen, Flex là một động từ trong tiếng Anh, được dùng để chỉ hành động siết cơ, gập lại hoặc bẻ cong một vật nào đó. 

Flex dùng để chỉ hành động siết cơ, gập lại hoặc bẻ cong một vật nào đó. 
Flex dùng để chỉ hành động siết cơ, gập lại hoặc bẻ cong một vật nào đó. 

Ví dụ: 

  • Flex your muscles (Siết cơ bắp).
  • He tried to impress me by flexing his huge muscles (Anh ta cố gây ấn tượng với tôi bằng cách uốn dẻo cơ bắp to lớn của mình).
  • Sheets of brittle lava broke under their own weight as they flexed (Các mảng dung nham giòn vỡ dưới sức nặng của chính chúng khi chúng uốn cong).

Tuy nhiên, xét theo nghĩa bóng, Flex có nghĩa là thích thể hiện, khoe khoang vật chất, thành tích với người khác một cách quá đà. Đây cũng là nghĩa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ban đầu, flex được sử dụng phổ biến trong thành ngữ "flex your muscle", mang ý thể hiện năng lực của mình để đe doạ đối phương, dần dần từ này được sử dụng nhiều hơn và mang ý nghĩa khoe khoang như bây giờ.

2. Flex là gì trên Facebook?

Trên mạng xã hội Facebook, Flex được xem là một từ lóng được dùng để nói về hành vi thích thể hiện, khoa trương, khoe thành tựu, vật chất của một người khiến người khác cảm thấy phiền phức. Ban đầu, nó được sử dụng trong thể loại nhạc rap và người tiên phong cho trào lưu này có thể nhắc đến Ice Cube sau khi nam rapper này dùng từ flex trong ca khúc It Was A Good Day:

"Cause just yesterday them fools tried to blast me

Saw the police and they rolled right past me

No flexin', didn’t even look in a nigga’s direction

As I ran the intersection".

Người tiên phong cho trào lưu này có thể nhắc đến Ice Cube sau khi nam rapper này dùng từ flex trong ca khúc It Was A Good Day:
Người tiên phong cho trào lưu này có thể nhắc đến Ice Cube sau khi nam rapper này dùng từ flex trong ca khúc It Was A Good Day:

Bắt đầu từ khoảng năm 2010 đến nay, Flex bỗng nổi lên như một hiện tượng và được rất nhiều rapper Mỹ sử dụng trong tác phẩm của mình như: Travis Scott, Drake, Cardi B, Logic, A$AP Rocky và rất nhiều nghệ sĩ khác. Lúc này khi nhắc đến flex, đại đa số người hâm mộ rap sẽ liên tưởng đến hình ảnh bóng bẩy của các rapper với các món hàng hiệu và dây chuyền lung linh.

Ở Việt Nam, Flex cũng dần phổ biến và được một số rapper sử dụng, điển hình như 16 Typh trong bài Don’t Waste My Time:

"Hustle, hustle, all day long

 Flexing, making money, more

 Hustle, hustle, all day long

 Flexing, making money"

Thời gian gần đây, chúng ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều hành động liên quan đến Flexing trên các diễn đàn mạng xã hội như các clip khoe đồng hồ hiệu, xế sang, khoe quần áo đắt tiền của giới trẻ, hay khoe cả số tiền mà mình kiếm được. Dần dần, phạm vi của Flex không chỉ giới hạn trong nhạc rap mà nó còn mở rộng phạm vi ra ngoài cuộc sống, đặc biệt là giới trẻ.

Chúng ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều hành động liên quan đến Flexing trên các diễn đàn mạng xã hội
Chúng ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều hành động liên quan đến Flexing trên các diễn đàn mạng xã hội

Những năm gần đây, văn hóa Flex đã bắt đầu và phát triển trên Youtube khi hàng loạt clip ra đời với trend "Flex giá tiền bộ đồ bạn đang mặc". Thậm chí không ít Youtuber còn khoe cảnh chi rất nhiều tiền để mua hết đồ đạc trong một cửa hàng.

Văn hóa này cũng lan tràn qua cả mạng xã hội Tiktok khi có những trend "rich boy check" hay "rich girl check" với hàm ý xác thực là bạn giàu. Không chỉ khoe tiền của, nhiều người còn hào hứng bắt trend khoe bạn thân, họ hàng là những người giàu có.

Văn hoá flex có thể nói đã góp phần thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng cũng như chủ nghĩa vật chất. Ngày nay, không khó để bắt gặp cả những dịch vụ mở ra để cho thuê quần áo, địa điểm dành cho những cho những Vlogger, Tiktoker có thể "giả giàu" và sống ảo. Điều này dần hình thành tư tưởng "fake it till you make it" (giả vờ cho tới khi mình đạt được) ở một số bạn trẻ khi thể hiện trên các nền tảng mạng xã hội.

Tất nhiên không phải ai cũng thích nghe người khác flex về những gì họ làm hay sở hữu. Do đó, sau này xuất hiện thêm cùng từ "no flex zone" ("vùng không flex"), được hiểu là tất cả mọi hoạt động mang tính chất "khoe của" ở đây đều bị nghiêm cấm. 

Văn hoá flex có thể nói đã góp phần thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng cũng như chủ nghĩa vật chất.
Văn hoá flex có thể nói đã góp phần thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng cũng như chủ nghĩa vật chất.

3. Cách dùng Flex 

Tiếng Anh 

A: Look at this, I’m so tall that I don't fit in my Louis Vuitton pants.

B: Shut up! This is no flex zone.

Tiếng Việt

A: Nhìn nè, chân tôi dài đến nỗi không mặc vừa trong cái quần Louis Vuitton này luôn.

B: Ngưng đi! Chỗ này nói không với khoe khoang nhé!

4. Một số ý nghĩa khác của Flex

Ngoài những ý nghĩa trên, Flex còn là cụm viết tắt của một số từ tiếng Anh mang nhiều ý nghĩa khác biệt. Cụ thể:

Cách viết cụ thể Ý nghĩa
File Exchange System Hệ thống trao đổi tệp tin
Federation Licensing Examination Kiểm tra cấp phép Liên đoàn
Future Leaders Exchange Trao đổi lãnh đạo tương lai
Flame Extinguishment Experiment Thử nghiệm dập tắt ngọn lửa
Fast Lexical Analyzer Máy phân tích từ vựng nhanh
Flexible Spending Account Tài khoản chi tiêu linh hoạt
Fleet Exercise Bài tập trận hạm đội 

"Trên tình bạn dưới tình yêu" là gì? Mối quan hệ này có ảnh hưởng như thế nào? Phanh xích lô là gì? Phanh xích lô bắt nguồn từ đâu? Flop là gì? Flop là gì trên Facebook, Kpop và TikTok Chill nghĩa là gì trên Facebook? Trào lưu Chill của giới trẻ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp