Leonardo Martinez, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston nhận định sự tiến hóa của Omicron là minh chứng cho thấy biến chủng này sẽ không phải là phiên bản cuối cùng của virus SARS-CoV-2 khiến thế giới đau đầu. Cụ thể, Bloomberg dẫn lời nhà khoa học này: "Omicron càng lây lan nhanh thì càng có nhiều cơ hội đột biến, có khả năng dẫn đến nhiều biến chủng hơn".
Nguyên nhân mà các nhà khoa học đưa ra, đó là mỗi bệnh nhân nhiễm SARs-CoV-2 sẽ mang tới cho virus 1 cơ hội đột biến mới. So với các biến chủng trước đó, Omicron có nhiều lợi thế hơn đó là tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều, thậm chí ở những khu vực có khả năng miễn dịch cao từ vaccine hoặc do từng có nhiều người nhiễm virus.
>>> Xem thêm: Đón gió mùa Đông Bắc, vùng núi cao có thể xuất hiện băng giá, Hà Nội mưa rét 12 độ C
Chính vì vậy, virus có thể tiến hóa thêm nữa và cũng sẽ tiếp tục lây cho nhiều người. Các chuyên gia cho biết, tiếp theo biến chủng có thể xuất hiện sẽ như thế nào và ảnh hưởng tới đại dịch ra sao. Nhưng hiện tại các nhà khoa học đều nhận định rằng, hiện thời không có gì đảm bảo rằng, về sau các biến chủng sẽ gây ra bệnh nhẹ hơn và những loại vaccine đang có sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ.
Và ở thời điểm hiện tại, so với Delta, biến chủng Omicron gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Do đó nó đã làm cho nhiều người hy vọng rằng, sự xuất hiện của biến chủng này chính là khởi đầu của xu hướng virus trở nên nhẹ hơn, và trong tương lai nó sẽ chỉ như cảm lạnh thông thường. Các chuyên gia cho biết, thực tế thì virus không lây lan mạnh nếu chúng giết chết vật chủ rất nhanh tuy nhiên không phải theo thời gian thì virus sẽ gây chết người ít hơn.
Thay vào đó, nếu những người bị nhiễm ban đầu có các triệu chứng nhẹ, lây lan virus cho người khác, rồi sau đó bị bệnh nặng, theo tiến sĩ Stuart Campbell Ray - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins - giải thích rằng, biến chủng cũng có thể đạt mục tiêu chính rồi tiếp tục tái tạo.
Với cả Omicron và Delta thì hiện nhiều khả năng người có bị lây nhiễm kép - tình huống mà ông Ray gọi là Frankenvariants - "con lai" với đặc điểm là mang trong mình cả hai biến chủng.
Các nhà khoa học nhấn mạnh để hạn chế sự xuất hiện của các biến chủng, chúng ta cần tiếp tục thực hiện biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang và tiêm phòng. Đồng thời giới chuyên môn cũng nhận định chừng nào tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu vẫn ở mức thấp như hiện tại, Covid-19 sẽ không trở thành bệnh đặc hiệu, giống như bệnh cúm.
Bình luận