Theo nhiều nghiên cứu của giới y khoa cho thấy, sau 3-6 tháng khỏi Covid-19 nhiều người có nguy cơ bị xơ phổi, thậm chí, một số trường hợp sau 1 năm vẫn bị ảnh hưởng.
Liên quan đến vấn đề này, 1 nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA vào ngày 13/3/2020 đã mô tả rằng, 40% bệnh nhân khỏi Covid-19 có thể bị di chứng suy hô hấp cấp tính trong đó có 20% chuyển biến thành xơ phổi. Bị xơ phổi sẽ dẫn đến việc chức năng trao đổi khí CO2 và O2 ở phổi kém khiến người bị xơ phổi khó thở, nhất là khi vận động thể lực cường độ cao.
>>> Xem thêm: Sau lễ giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng có thể giảm 600 - 800 đồng/lít
Vậy những người nào dễ bị xơ phổi hậu Covid-19.
Nhiều nghiên cứu chỉ rằng nhóm có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành) thuộc những trường hợp có nguy cơ bị xơ phổi cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, những người bị viêm phổi nặng trong đợt mắc Covid-19 cấp tính, nhất là những bệnh nhân ARDS; các F0 phải thở máy áp lực dương, can thiệp ECMO, nằm viện lâu; bệnh nhân có nồng độ các cytokines tiền viêm trong máu cao cũng dễ bị xơ phổi hơn thông thường.
Nhóm người có tổn thương phổi sẵn có, lớn tuổi, hút thuốc lá cũng thuộc nhóm người có nguy cơ bị xơ phổi cao hậu Covid-19.
Cách điều trị với bệnh nhân xơ phổi
Hiện tại, dựa vào mức độ tổn thương phổi, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu những bệnh nhân xơ phổi do hậu Covid-19 ở mức độ nặng cần nhập viện để điều trị. Trong đó, các biện pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm tập thở, thở oxy, glucocorticosteroid, thuốc kháng xơ phổi (Nintedanib, Pirfenidone), truyền tế bào gốc và ghép phổi.
Điều khiến giới y khoa lo ngại đó là ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy xơ phổi hậu Covid-19 có thể là biến chứng dài hạn, ngay cả ở những người không có triệu chứng, trong khi hiện nay tình trạng này không có cách điều trị dứt điểm.
Bình luận