Học ngay 2 cách làm vải khô sấy dẻo để vài tháng ăn vẫn ngon

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Chủ nhật, 20/06/2021 12:41 (GMT +7)
Vải khô có vị ngọt đậm đà, dẻo dẻo ăn vô cùng lạ miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng vải khô để chế biến các món giải khát khác như: chè khúc bạch, trà vải...
Hashtag #Mẹo nấu ăn #Công thức nấu ăn #Mẹo nấu ăn thông minh #Món ngon mỗi ngày #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Vào mùa vải, các chị em lại được dịp trổ tài làm vô số món ngon từ loại quả quen thuộc này như vải ngâm đường, kem vải,... Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều cách biến tấu khác nhau, giúp bảo quản vải được lâu hơn như vải khô sấy dẻo. Trong bài viết này, 2 Đẹp sẽ giới thiệu đến các bạn 2 cách làm vải khô tại nhà thơm ngon, đơn giản nhất.

1. Cách lựa chọn vải để làm vải sấy khô

Để có thành phẩm thơm ngon, bảo quản được lâu thì việc lựa chọn vải rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn những quả vừa chín tới, có lớp vỏ màu đỏ hồng đẹp mắt. Ngoài ra, những quả vải có đốm đen ở phần vỏ thì không nên lựa chọn do chúng dễ bị thối hoặc hỏng. Ưu tiên lựa chọn những quả còn dính vào cành, lớp vỏ tươi và căng tròn. Để phân biệt các loại vải khác nhau, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY để việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn. 

Nên lựa chọn những quả vải to, tròn, có màu đỏ hồng đẹp mắt.
Nên lựa chọn những quả vải to, tròn, có màu đỏ hồng đẹp mắt.

2. Cách sơ chế vải để làm vải khô

Mặc dù có nhiều cách làm vải khô nhưng làm cách nào thì vẫn cần thực hiện công đoạn sơ chế. Dưới đây là các bước chi tiết để sơ chế trái vải trước khi sấy khô. 

- Bước 1: Đầu tiên, bạn dùng kéo cắt vải ra khỏi cành nhưng nhớ chừa lại một chút cuống khoảng 0,5cm. 

- Bước 2:  Ngâm vải với nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

- Bước 3: Đun sôi một nồi nước, vặn lửa nhỏ, thêm một nhúm muối và cho vải vài luộc khoảng 1-2 phút. Công đoạn này sẽ giúp khử bớt vị chua chua của vải và giúp vải lưu giữ được hương vị. 

- Bước 4: Thấm khô lớp vỏ ngoài của trái vải.

Luộc vải sẽ giúp giảm bớt vị chua.
Luộc vải sẽ giúp giảm bớt vị chua.

3. Cách làm vải khô tại nhà

Cách làm vải khô bằng ánh nắng mặt trời

Đây là một cách làm truyền thống, thủ công. Sau khi sơ chế, vải được cho ra một chiếc mâm hoặc mẹt lớn và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên lựa chọn những lúc nắng gắt để phơi vải liên tục trong vòng 10 ngày. Khi lớp vỏ ngoài hơi khô, chuyển sang màu nâu và phần cùi co lại là đạt chuẩn. Lúc này, bạn có thể đem vải vào và thưởng thức. 

Vải phơi khô khoảng 10 ngày là được.
Vải phơi khô khoảng 10 ngày là được.

Cách làm vải khô bằng ánh nắng mặt trời sẽ cho thành phẩm có màu sắc bắt mắt, hương vị tự nhiên. Tuy nhiên, cách này khá tốn thời gian, công sức và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vì vậy, nếu đây không phải lựa chọn tối ưu thì bạn có thể tham khảo 2 cách sau. 

Thành phẩm có vị ngọt đậm đà, dẻo dẻo.
Thành phẩm có vị ngọt đậm đà, dẻo dẻo.

Cách làm vải khô bằng lò nướng/ nồi chiên không dầu

Sau khi sơ chế, bạn bóc vỏ, bỏ hạt và tách lấy phần cùi vải rồi để riêng ra bát. Tiếp theo là công đoạn sấy vải. Đầu tiên, bạn làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C. Sau đó, xếp vải vào khay và sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 30 phút. Khi đủ thời gian, bạn mở lò nướng ra kiểm tra và tiếp tục sấy thêm 5-7 lần ở mức nhiệt độ 80 độ C trong vòng 30 phút. Tổng thời gian sấy khoảng 4 tiếng đến khi phần cùi vải khô lại là được. Đối với nồi chiên không dầu thì cách làm tương tự như sấy bằng lò nướng.

Nếu dùng lò nướng thì cần lọc bỏ vỏ và hạt, chỉ lấy phần thịt cùi.
Nếu dùng lò nướng thì cần lọc bỏ vỏ và hạt, chỉ lấy phần thịt cùi.

Cách làm vải khô bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu khá đơn giản, không mất nhiều công sức và đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, chất lượng vải sấy cũng đảm bảo được độ thơm ngon, hấp dẫn. 

Thành phẩm cũng thơm ngon chẳng kém cách làm truyền thống.
Thành phẩm cũng thơm ngon chẳng kém cách làm truyền thống.

4. Lưu ý khi bảo quản vải khô sấy dẻo

- Vải sau khi sấy khô, bạn cho vào hộp có nắp và đậy kín.  

- Vải khô nên được bảo quản nên khô ráo, thoáng mát. Nếu muốn để lâu hơn, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 

- Nếu áp dụng cách truyền thống, cứ khoảng 2-3 tháng, bạn có thể đem vải phơi dưới nắng thêm một vài lần nữa. 

- Trong trường hợp sử dụng lò nướng/ nồi chiên không dầu để sấy vải thì bạn có thể tăng/ giảm thời gian sấy. Nếu muốn sử dụng vải khô còn hơi ẩm bên trong thì hãy giảm thời gian xuống và ngược lại.

Vải khô được sử dụng trong một vài món giải khát.
Vải khô được sử dụng trong một vài món giải khát.

Vải khô sấy dẻo là một trong những món ăn vặt ngon miệng, có thể sử dụng làm nguyên liệu để chế biến một số món giải khát. Cả 2 cách làm trên đều giúp bảo quản trái vải được lâu hơn với chi phí thấp nhất. Hi vọng những chia sẻ từ 2 Đẹp sẽ giúp ích cho bạn khi vào bếp.

Chúc các bạn thành công với 2 cách làm vải khô sấy dẻo trong hè này nhé!

 

 

 

Khó quên như quả vải thiều Thanh Hà ăn ngay trong vườn đúng mùa thu hoạch Đặc điểm và cách phân biệt vải thiều với các loại vải khác của Việt Nam Hot mom Trang Moon chia sẻ cách làm trà vải hạt chia ngon "ai uống cũng mê"
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp