Đàn ông có hai nhiễm sắc thể Y dễ thành tội phạm nguy hiểm

Hồng Ngọc Đăng lúc: Thứ ba, 22/12/2020 10:21 (GMT +7)
Những người mắc hội chứng XYY (hội chứng siêu nam) sẽ có ngoại hình và tính cách khác thường, và do đó họ có những nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội.

Theo một nghiên cứu được các nhà khoa học chỉ ra rằng, những người mang bộ nhiễm sắc thể XYY còn được gọi là mắc hội chứng siêu nam thường có yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội. Điều này cho thấy tại một vụ án được Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an kể lại về vụ giết người xảy ra năm 1966 tại Mỹ. Cho đến nay trở thành một trong những vụ án lớn nhất thế kỷ.

Đêm ngày 14/7/1966, một kẻ lạ mặt mang theo súng và dao mổ lợn đã đột nhập vào phòng ngủ của các cô gái trong khu nhà tập thể của các nữ y tá làm việc tại Bệnh viện Cộng đồng (thành phố Chicago, Mỹ). Hắn ta đã hãm hiếp và chiết giết 8 người. Khi chuẩn bị tiếp tục gây án thì cô gái thứ 9 may mắn trốn thoát. Cô gái duy nhất này đã miêu tả được chính xác nhân dạng của kẻ sát nhân.

Richard Speck (ở giữa) là người mang nhiễm sắc thể XYY.
Richard Speck (ở giữa) là người mang nhiễm sắc thể XYY.

Sau đó, cảnh sát Chicago đã điều tra và kết luận kẻ hiếp dâm, giết người máu lạnh này chính là Richard Speck, sinh ra tại Dallas, bang Texas. Anh ta bị bắt và tuyên án tử hình vào năm 1967. Lý giải về nguyên nhân gây án, giới chuyên môn nhận định Richard Speck mang bất thường nhiễm sắc thể. Anh ta mắc hội chứng Jacobs hay còn gọi là hội chứng siêu nam, tức mang nhiễm sắc thể XYY.

Một vụ giết người khác ở Paris năm 1968 cũng liên quan đến nhiễm sắc thể XYY. Thủ phạm được xác định là Daniel Hugon, đã giết gái mại dâm tại một khách sạn. Trong phiên tòa xét xử, một bác sĩ tâm thần đã làm chứng bị cáo mắc hội chứng siêu nam và đã được giảm nhẹ án.

Năm 1959, Patricia Jacob là người đầu tiên trên thế giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sắc thể bất thường (kiểu 47 XYY) liên quan đến hành vi phạm tội.
Năm 1959, Patricia Jacob là người đầu tiên trên thế giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sắc thể bất thường (kiểu 47 XYY) liên quan đến hành vi phạm tội.

Nghiên cứu gene cơ thể con người đã tìm ra mối liên hệ giữa nhiễm sắc thể giới tính với hành vi lệch lạc. Năm 1959, Patricia Jacob là người đầu tiên trên thế giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sắc thể bất thường (kiểu 47 XYY) liên quan đến tội phạm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội có kiểu nhiễm sắc thể bất thường so với người bình thường khác. Người đàn ông bình thường mang nhiễm sắc thể là XY, người phụ nữ bình thường có nhiễm sắc thể là XX. Nhưng những người này bị thừa một nhiễm sắc thể Y đối với nam và thừa một nhiễm sắc thể X đối với nữ.

Người mắc bệnh thường có biểu hiện rối loạn tâm lý xã hội, khuynh hướng thực hiện các hành vi quá khích, hung hãn.
Người mắc bệnh thường có biểu hiện rối loạn tâm lý xã hội, khuynh hướng thực hiện các hành vi quá khích, hung hãn.

Những người có kiểu nhiễm sắc thể bất thường này thường có biểu hiện rối loạn tâm lý xã hội, khuynh hướng thực hiện những hành vi quá khích, hung hãn. Theo Đại tá Hà Quốc Khanh nhận định, trong y học, hiện tượng bất thường nhiễm sắc thể giới tính không phải mới. Hội chứng siêu nam này đã được phát hiện lần đầu vào năm 1961. Người bị hội chứng XYY không di truyền và vẫn có khả năng sinh con.

Hiện tại, hội chứng này chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng vẫn có những hướng điều trị khác như thay thế testosterone, điều trị chứng vô sinh hay phẫu thuật để giảm các triệu chứng biểu hiện bệnh khác. Khi có những biểu hiện bất thường ở người nam cần thực hiện chuẩn đoán các hội chứng di truyền để có hướng điều trị. Nhằm giảm nhẹ tình trạng của bệnh hay hạn chế những tác động không mong muốn của hội chứng đến cơ thể.

Nhiễm sắc thể Y dần biến mất gây nguy cơ “tuyệt chủng” cho nam giới Xem YouTube cả ngày, nữ sinh Nam Định từ học sinh giỏi Quốc gia thành bệnh nhân tâm thần Hà Nội: Bệnh nhân mọc sỏi trong miệng Nhiều bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não do cúm A vào mùa
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp