Vì sao người Nga lại đón Giáng sinh vào tháng 1

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ hai, 21/12/2020 23:38 (GMT +7)
Nước Nga đón giáng sinh vào đêm ngày 7/1 thay vì 24 và cả ngày 25/12 như các nước trên thế giới.

Đối với những người theo đạo Chính thống giáo ở Nga cũng như các nước Châu Âu khác thì Giáng sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Đây là lúc khoảng 2,3 triệu tín đồ Cơ đốc giáo chính thống Nga đổ về các nhà thờ, tham gia vào các lễ hội rước, nghi lễ vào đêm Giáng sinh, hát thánh ca... Giáng sinh cũng được xem là thời điểm đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay, được tổ chức trang trọng tại hàng nghìn thành phố, thị trấn của liên bang Nga.

Theo đó, hàng năm vào ngày 7/1, những người theo đạo Chính thống giáo tổ chức lễ Giáng sinh ở Nga. Dù ban đầu thì những người này cũng tổ chức vào đêm 24 ngày 25/12 nhưng bắt đầu từ năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII công bố một loại lịch mới - lịch Gregorian - thay thế cho lịch Julian. Hai lịch này chênh nhau 13 ngày.

Chợ Giáng sinh tại quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: VnExpress
Chợ Giáng sinh tại quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: VnExpress

Lịch Gregorian được thông qua tại Nga vào năm 1918, theo đó ngày 31/1 năm đó đổi thành 14/2, nhưng phía nhà thờ Nga không chấp nhận mà vẫn tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 theo lịch Julian, tức ngày 7/1 năm sau theo lịch Gregorian.

Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao lễ Phục sinh, Giáng sinh và một số ngày lễ tôn giáo khác đến Nga muộn hơn 2 tuần.

Theo đó, Lễ Giáng sinh ở Nga bắt đầu vào đêm Giáng sinh, được gọi là Sochyelnik, được coi là biểu hiện của quyền năng, sự linh thiêng, giúp tăng cường sự đoàn kết giữa mọi người.

Ở xứ sở Bạch Dương này, số người theo đạo Thiên chúa ở Nga, chiếm khoảng 75% dân số, vào ngày này họ sẽ tập trung cầu nguyện, quây quần  tổ chức bữa tiệc lớn cùng với những món ăn truyền thống.

Ded Moroz (áo đỏ) và Snegurochka, phiên bản ông già Noel cùng trợ thủ là công chúa tuyết phiên bản Nga. Ảnh: Travel Triangle
Ded Moroz (áo đỏ) và Snegurochka, phiên bản ông già Noel cùng trợ thủ là công chúa tuyết phiên bản Nga. Ảnh: Travel Triangle

Bên cạnh đó, trong dịp này, người Nga thường có thói quen đi xem bói vì tin rằng xem bói vào dịp Giáng Sinh sẽ mang độ chính xác cao, do đó, các cô gái trẻ chưa chồng thường xem bói với mong muốn biết thêm thông tin về vị hôn phu tương lai. 

Còn những người phụ nữ lớn tuổi, trong dịp lễ giáng sinh họ sẽ thực hiện một nghi lễ cầu mong sự thịnh vượng đến cho gia đình. Nghi lễ này không cho đàn ông tham gia và đây chỉ là một truyền thống giải trí của người dân.

Xứ sở bạch dương cũng có phiên bản ông già Noel của riêng mình. Ông già Noel ở Nga gọi là Ded Moroz, thường khoác áo choàng lông màu đỏ, xanh hoặc vàng, chân đi ủng truyền thống của Nga và ngồi xe ngựa thay vì tuần lộc.

Trợ thủ của ông là cô cháu gái Snegurochka - công chúa tuyết má hồng, tóc vàng và rất hay cười và thường tặng quà cho trẻ em vào đêm giao thừa.

Nơi trẻ em Nga có thể đến gặp ông già noel Ded Moroz là một điền trang ở thị trấn Veliky Ustyug, vùng Vologda Oblast. Trẻ em Nga cũng thường gửi thư cho ông già Noel với hy vọng điều ước thành hiện thực. 

Hà Tăng đứng bếp chính cho bàn tiệc buffet Giáng sinh gần 30 người khiến ai cũng ngưỡng mộ Linh Rin có mặt tại bữa tiệc giáng sinh nhà Hà Tăng chứng tỏ đám cưới không xa Ngày lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp