Không khai báo y tế, che giấu bệnh, khai báo không trung thực bị xử phạt tội gì?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ ba, 06/07/2021 21:53 (GMT +7)
Trường hợp khai báo y tế gian dối, không trung thực là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống Covid-19 của chính phủ và toàn dân.
Hashtag #Kiến thức cần biết #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 hiện nay đang có diễn biến phức tạp, nhưng vẫn còn xuất hiện nhiều tâm lý chủ quan, lơ là. Đặc biệt nhiều cá nhân, tổ chức đã không khai báo y tế, hoặc khai báo không trung thực, thậm chí là che giấu bệnh của chính mình và của người thân. Liên quan đến vấn đề này, luật sư Trần Viết Hà – Luật sư Thành viên Công ty Luật TNHH MTV Nam Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết:

Những trường hợp không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực đã vi phạm Điều 8 luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định nghiêm cấm hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. (Ảnh minh họa)
Người có hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Dịch bệnh Covid-19 được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Quyết định 447/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Do đó, đối với những người có hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bênh truyền nhiễm nhóm A, cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm nhóm A, áp dụng Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Đồng thời theo công văn số 45/TANDTC-PC của TAND tối cao đã ban hành ngày 30/3/2020, hướng dẫn cách xác định tội danh liên quan việc phòng chống dịch theo quy định của Bộ luật hình sự, trong 2 trường hợp đối với hành vi khai báo y tế gian dối thì lực lượng chức năng hoàn toàn có thể áp dụng để xem xét xử lý hình sự.

Cụ thể, trường hợp thứ nhất là đối với những người đã được thông báo mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19, cơ quan chức năng cũng đã thông báo phải cách ly nhưng không tiến hành khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối thì theo điểm c, khoản 1, Điều 240 bộ luật Hình sự 2015 (BLHS; sửa đổi, bổ sung năm 2017) bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng.

“Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng. (Ảnh minh họa)
“Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Trường hợp thứ 2 đó là người sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện dù chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng có hành vi không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người được quy định tại Điều 295 BLHS năm 2015, phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng nếu gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh.

Theo quy định, hành vi khai báo gian dối, không trung thực là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Do đó, ở thời điểm hiện tại mỗi công dân đều phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch để cùng chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Mua thuốc ho, sốt ở TP.HCM phải khai báo y tế Cục Hàng không VN yêu cầu các hãng từ chối bay với hành khách không khai báo y tế Không khai báo y tế khi trở lại Hà Nội làm việc có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, thậm chí là đi tù
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp