Làm thế nào để biết trẻ đang nói dối?

Alice Pham Đăng lúc: Thứ ba, 25/01/2022 11:02 (GMT +7)
Bằng mắt thường, phụ huynh có thể nhận ra những hành vi che giấu sự thật của trẻ khi chúng nói dối.

I. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang nói dối

Né giao tiếp bằng mắt, lảng tránh câu hỏi

Nghiên cứu chỉ ra, khi trẻ nhỏ nói dối, chúng thường tránh giao tiếp bằng mắt với người lớn. Chúng có thể nhìn xuống hoặc nhìn sang hướng khác khi nói chuyện. Việc mắt nhìn thẳng xuống dưới cho thấy được cảm xúc tiêu cực của trẻ (như buồn, chán nản, cũng có thể là cảm giác tội lỗi), đặc biệt mắt nhìn xuống nhưng liếc một bên cũng cho thấy trẻ đang mang cảm giác lo sợ, không thực sự đối mặt với vấn đề đang diễn ra.

Cũng có một số trẻ có thể duy trì giao tiếp bằng mắt khi đang nói dối nhưng thông thường những trẻ này sẽ nhìn người đối diện lâu hơn bình thường. Dấu hiệu này cho biết đứa trẻ đang thực sự giấu diếm điều gì.

Có một số trẻ có thể duy trì giao tiếp bằng mắt khi đang nói dối nhưng thông thường những trẻ này sẽ nhìn người đối diện lâu hơn bình thường.
Có một số trẻ có thể duy trì giao tiếp bằng mắt khi đang nói dối nhưng thông thường những trẻ này sẽ nhìn người đối diện lâu hơn bình thường.

Tương tự nếu đứa trẻ được hỏi trực tiếp một câu hỏi quan trọng nhưng lại phản ứng bằng cách lảng tránh hoặc nói sang chủ đề khác, thì có thể trẻ đang tránh và che giấu bạn điều gì đó.

Chạm tay lên mặt

Khi đang nói chuyện, nếu trẻ thường xuyên chạm tay vào các bộ phận của khuôn mặt - dù là gãi tai hay chạm vào đầu, mũi - đều có thể là dấu hiệu đứa trẻ đang không nói thật. Có những đứa trẻ khác liếm hoặc cắn môi cũng là điều bất thường cho thấy chúng đang có điều gì che giấu. 

Giọng điệu cao hơn bình thường

Thông thường, khi một người lên giọng bất ngờ (đặc biệt là về cuối câu) khi đang nói về điều gì đó thì có thể đó là sự bất an, lo lắng hoặc sợ hãi, tương tự trẻ nhỏ cũng vậy. Chúng sẽ có xu hướng tăng âm thanh giọng nói của mình khi đang nói dối hoặc cảm thấy không thoải mái với sự lừa dối của chính mình.

Trẻ có xu hướng tăng âm thanh giọng nói của mình khi đang nói dối hoặc cảm thấy không thoải mái với sự lừa dối của chính mình.
Trẻ có xu hướng tăng âm thanh giọng nói của mình khi đang nói dối hoặc cảm thấy không thoải mái với sự lừa dối của chính mình.

Lặp lại câu hỏi

Lặp lại câu hỏi có lẽ là dấu hiệu nói dối phổ biến của đa số trẻ nhỏ. Ví dụ, nếu bạn hỏi con mình đã làm gì với bạn sau giờ học, chúng trả lời ngập ngừng như: "Con đã làm gì với bạn sau giờ học ư? À con...". Nếu đứa trẻ mất nhiều thời gian hơn bình thường để đáp lại một câu hỏi đơn giản thì có lẽ chúng đang cố gắng trì hoãn để có thêm thời gian suy nghĩ về vấn đề được hỏi.  

Không nhất quán trong lời nói

Nếu bắt gặp trẻ nói chuyện một cách lấp lửng và mâu thuẫn, khác hẳn ngày thường thì đó có thể là dấu hiệu con bạn đang thực sự không nói thật. Dễ thấy nhất là hành động bối rối, vò đầu và liên tục nheo mắt khi đang thuật lại câu chuyện cho người lớn. 

Lặp lại câu hỏi có lẽ là dấu hiệu nói dối phổ biến của đa số trẻ nhỏ.
Lặp lại câu hỏi có lẽ là dấu hiệu nói dối phổ biến của đa số trẻ nhỏ.

Bất ngờ nói lắp

Không chỉ trẻ nhỏ mà một người bình thường dễ dàng trở nên nói lắp khi bị rơi vào tình huống khó xử. Điều này có thể bắt nguồn từ việc quá lo âu, căng thẳng, mất tự chủ hoặc phòng vệ hoặc nói dối. Hành động ggột ngột dừng lại nuốt nước bọt và hắng giọng khi đang nói cũng có thể là dấu hiệu trẻ sợ hãi và thấy có lỗi khi nói dối. 

Thở phào nhẹ nhõm khi người lớn đổi chủ đề

Một đứa trẻ nói dối thường sẽ tỏ ra nhẹ nhõm khi cuối cùng bố mẹ mình đã chuyển sang chủ đề khác để nói chuyện. Nếu thấy phản ứng của con khi bạn chuyển chủ đề khác một cách rõ ràng, có khả năng trong đầu chúng lúc này rất căng thẳng và che giấu bạn điều gì đó.

II. Cha mẹ cần là gì khi trẻ nói dối?

  • Bình tĩnh dành thời gian nói chuyện với con để trẻ hiểu cảm giác của bạn khi nhận lời nói dối đó. Hãy cho con biết việc nói dối ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai người và điều tội tệ gì xảy ra khi mà gia đình không còn tin trẻ nữa.
  • Không nên tạo áp lực cho trẻ hay áp đặt chúng là "kẻ nói dối". Khi trẻ đã thực sự nghĩ mình là "kẻ nói dối", việc nói thật sẽ trở nên vô nghĩa và chúng sẽ xem nói dối như một lẽ thường tình.
  • Thay vì bắt lỗi trẻ nói dối, hãy tập khen ngợi con bất cứ khi nào trẻ nói thật. Điều này khiến trẻ nhận ra rằng nói thật cần rất nhiều dũng cảm, nhưng đổi lại đây là hành động đúng đắn, được bố mẹ tuyên dương. Từ đó, giúp trẻ vui vẻ và xây dựng tính cách trung thực lâu dài.
Hãy định hướng và cùng trẻ suy nghĩ những biện pháp giải quyết vấn đề thay vì nói dối.
Hãy định hướng và cùng trẻ suy nghĩ những biện pháp giải quyết vấn đề thay vì nói dối.
  • Trong trường hợp trẻ nói dối để thu hút sự chú ý của bạn, hãy cho trẻ thấy mình luôn được quan tâm và không cần thiết phải nói dối nữa.
  • Hãy định hướng và cùng trẻ suy nghĩ những biện pháp giải quyết vấn đề thay vì nói dối. Điều này sẽ giúp trẻ học hỏi thêm các cách giải quyết vấn đề thay vì lấp liếm, che giấu sự thật.
  • Cuối cùng và quan trọng nhất: Hãy là tấm gương để trẻ noi theo. Trẻ dễ dàng học hỏi từ người lớn bằng cách quan sát. Bố mẹ chính là những người thân cận với bé nhất. Do đó, hãy làm gương cho con mình bằng cách luôn trung thực với chúng trong những chuyện diễn ra hằng ngày. Hãy để trẻ biết lời nói của cha mẹ là đáng tin cậy và bố mẹ cũng muốn trẻ sẽ nói những lời chân thật với mình.
"Tiểu tam phố Lý Nam Đế" bị bạn thân của "chính thất" nhắc nhở vì nói dối Những câu nói dối truyền kiếp của đàn ông khiến phụ nữ luôn tin Chuyên gia Đại học Toronto: Trẻ hay nói dối chứng tỏ thông minh hơn bạn bè Ngày cá tháng tư là ngày gì, tại sao lại nói dối ngày này? Nguồn gốc và ý nghĩa
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp