Nội dung chính
Ngày Cá tháng tư nhằm ngày 1 tháng 4 Dương lịch hàng năm hay còn gọi là ngày nói dối, được cho là bắt nguồn từ nước Pháp. Đây được xem là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Với nhiều quốc gia thì đây cũng là ngày bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.
Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư tất cả mọi người càng nói dối nhiều với nhau càng tốt. Nhưng ở 1 số quốc gia thì có quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau khung giờ này mà vẫn nói dối thì sẽ gặp những điều không may mắn.
Dù hiện nay ngày này tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau.
Nhưng quê hương của ngày Cá tháng Tư được cho là ở nước Pháp. Theo đó, vào thế kỉ 16 ở Pháp, thì năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Từ 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày 1/1 thành ngày đầu năm mới.
Nhưng ở thời điểm đó do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên ít người dân biết về sự thay đổi đó. Và 1 số dù biết nhưng vẫn không chấp nhận lịch mới và vẫn đón năm mới vào ngày 1/4. Chính sự cố chấp này đã trở thành trò cười cho thiên hạ.
Đồng thời cũng có 1 số người lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối” và cũng từ đó cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.
Nói về sự tích ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ một ngôi làng cổ tuổi đời nghìn năm. Ngôi làng này có nhiều nổi tiếng là thanh lịch nhưng cũng rất thích nói đùa, nói dóc thậm chí các vị chức sắc trong làng cũng rất thích nói... giỡn chơi.
Được biết có những vị chức sắc luôn cố gắng nghĩ cho được những trò đùa hay ho để dân làng bất ngờ, trong đó có 1 sự vụ nổi tiếng nhất đã xảy ra hồi tháng 3 năm nảo năm nào...
Cụ thể do tiết trời tháng 3 sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa gió nồm và hôm sau rét đậm... đã khiến các vị chức sắc nổi hứng nghĩ ra một trò đùa ngoạn mục. Vì thế một đêm tháng ba mưa phùn dân làng đang yên giấc, tới sáng hôm sau tỉnh dậy ai cũng hoảng hốt vì hàng cây hai bên đường làng bị chặt trụi. Nhiều người không ngừng thắc mắc là: Ai đã chặt cây? Chặt cây làm gì nhỉ? Sao không ai nói gì? Là lâm tặc về làng? Hay là ma?... Và cứ thế náo loạn hết cả.
Ngay lúc đó, các vị chức sắc thông báo rằng đó chính là “siêu dự án” thay thế những cây xanh mục rỗng sắp chết bằng những cây gỗ quý hiếm, hoa đẹp 4 mùa... Nhưng sau đó các vị chức sắc lại đem về trồng mấy cây loe ngoe như sào lùa vịt, tên là cây gỗ Ba Chỉ (nửa nạc nửa mỡ) rẻ tiền. Lúc này, dân làng vừa tức vừa buồn cười vì trở thành trò đùa của các quan. Thậm chí có người đã tìm hiểu xem khâu chi phí xem có gì thú vị không?
Chẳng ngờ cuối cùng còn nhận được bất ngờ lớn không kém. Khi ấy dân làng đều cảm phục khả năng chơi trò đùa của các quan làng, và bình chọn siêu dự án “thay cây” là trò đùa xuất sắc nhất mọi thời đại. Trong đó vài người đã làm đơn kiện lên quan huyện, quan huyện cho rằng quan làng đùa như thế là quá đáng và yêu cầu quan làng kiểm điểm nghiêm túc.
Cũng từ đó dân làng thống nhất rằng sau này việc trêu đùa nhau sẽ gom lại vào một ngày cho khỏe chứ không nên đùa cợt lung tung như trước.
Cuối cùng, ngày 1-4 đã được chọn là “Ngày nói dối”, hay còn gọi là ngày “Cá tháng tư” để trêu đùa nhau thỏa mái, cũng là để tưởng nhớ vụ đùa dai kinh điển xảy ra trong suốt... tháng 3 năm ấy.
Bình luận