Nội dung chính
Ngày Thương binh Liệt sỹ được tổ chức hàng năm vào ngày 27/7, là ngày lễ quan trọng trong năm với những người từng đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường và con cái của họ.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, chính quyền non trẻ của nước ta phải đối diện với vô vàn vấn đề. Miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng do Mỹ giật dây vào tước vũ khí quân đội Nhật với mục đích xâm lược nước ta và quyết tâm đánh đổ Chính phủ Việt Minh, thành lập chính phủ bù nhìn thân Mỹ - Tưởng lên nắm quyền. Ở miền Nam, Pháp cho quân đánh chiếm Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ, thực hiện kế hoạch chiếm lại Ðông Dương.
Với quyết tâm bảo vệ toàn vẹn độc lập chủ quyền cho đất nước, bảo toàn thành quả các mạng của dân tộc, tầng tầng lớp lớp chiến sĩ đã anh dũng xông pha trận mạc. Nhiều chiến sĩ, đồng bào của ta đã bị thương hoặc vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường.
Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của thân nhân những người đã vì đất nước, vì dân mà quên mình, đầu năm 1946, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập tổ chức với tên gọi "Hội giúp binh sĩ tử nạn". Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó được mời làm hội trưởng danh dự của hội.
Tháng 6/1947, theo chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc họp của đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đảng ta càng quan tâm tới những vấn đề chiến sỹ, gia đình những người có công với cách mạng. Từ năm 1955, ngày 27/7 chính thức trở thành ngày Thương binh - Liệt sỹ, nhằm tưởng niệm những người thương binh, những liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì dân tộc. Qua đó tuyên truyền, nhắc nhở thế hệ trẻ không bao giờ được quên sương máu của ông cha đã đổ xuống để có một đất nước tự do như ngày nay
Ngày Thương binh Liệt sỹ hàng năm là dịp thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình có người có công với Tổ Quốc. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn.
Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là dịp nhằm động viên và nhắc nhở mỗi cá nhân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo và định hướng sáng suốt của Đảng cũng như cách thức quản lý của nhà nước. Qua đó, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và là tiền đề tiếp tục xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qua các hoạt động tuyên truyền ngày 27/7 hàng năm, nhân dân hiểu đúng hơn chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước, từ đó chống lại luận điệu xuyên tạc và kích động của các thế lực thù địch với mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 27/7 hàng năm là dịp để mỗi người con đất Việt nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn đối với những người đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Các hoạt động của ngày Thương binh Liệt sĩ là biểu hiện cụ thể, thiết thực nhất đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" – truyền thống nhân văn sâu sắc ngàn đời nay của dân tộc ta. Từ tấm gương của các “gia đình cách mạng gương mẫu” đã góp phần giữ vững ổn định nền chính trị và phát triển kinh tế.
12/6/2020 giải trình cuối phiên thảo luận về bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết đã đề xuất phương án bổ sung ngày thương binh liệt sĩ (27/7) vào lịch nghỉ lễ trong năm. Đồng thời Chính phủ đã giải trình đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, tính nhân văn của phương án này.
Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ chính thức xin rút đề xuất này khỏi dự thảo luật. Điều này có nghĩa là vào ngày thương binh liệt sỹ 27/7 người lao động, công chức viên chức, học sinh, sinh viên... không được nghỉ.
Trong ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, chỉ tiến hành tổ chức những hoạt động ghi nhớ công ơn của những anh hùng, thương binh liệt sỹ.
Bình luận