Đi làm ngày lễ 30/4-1/5 có được nghỉ bù sau đó không?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ tư, 28/04/2021 11:31 (GMT +7)
Trong những ngày lễ người lao động vẫn phải đi làm thì theo quy định sẽ được tính lương theo cách tính làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù.
Hashtag #Du lịch 30/4 và 1/5 #Người lao động #NEWS #Nóng trên MXH

Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay, theo quy định cán bộ, công nhân viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Lễ từ thứ sáu, ngày 30/4 đến hết thứ hai, ngày 3/5/2021, trong đó, ngày 30/4 và 1/5 là ngày nghỉ lễ chính thức; ngày 2/5 là vào chủ nhật - ngày nghỉ hàng tuần và ngày 3/5 là ngày nghỉ bù cho ngày 1/5. Theo đó, Điều 112 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã quy định, trong các ngày lễ sau người lao động sẽ được nghỉ và vẫn hưởng nguyên lương, bao gồm:

Đi làm 30/4-1/5 có được nghỉ bù không? - Ảnh minh họa
Đi làm 30/4-1/5 có được nghỉ bù không? - Ảnh minh họa

a) Tết Dương lịch: 01 ngày tức ngày 01 tháng 01 dương lịch;

b) Tết Âm lịch: nghỉ hưởng nguyên lương 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày tức ngày 30 tháng 4 dương lịch người lao động được nghỉ làm có lương;

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày tức ngày 01 tháng 5 dương lịch hàng năm;

đ) Ngày Quốc khánh: người lao động được nghỉ 02 ngày tức là ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau;

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày tức ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người lao động được nghỉ làm nhưng hưởng nguyên lương.

Trường hợp trong những ngày lễ nói trên, người lao động vẫn phải đi làm thì theo quy định sẽ được tính lương theo cách tính làm thêm giờ. Nhưng tại điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019 đã quy định, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động đi làm thêm giờ khi nhận được sự đồng ý của người lao động, cụ thể về 03 nội dung sau:

- Thời gian làm thêm;

- Địa điểm, nơi làm thêm;

- Công việc làm thêm.

Như vậy, vào ngày lễ việc đi làm thêm là không bắt buộc và người lao động hoàn toàn có quyền từ chối người sử dụng lao động khi họ yêu cầu làm thêm giờ vào các ngày lễ. Ngoài ra theo Điều 108 BLLĐ năm 2019, tùy theo một số công việc đặc biệt phải thường trực 24/24 giờ như thăm dò, khai thác dầu khí trên biển, sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần, công việc của thợ lặn, … thì việc nghỉ lễ sẽ cụ thể sẽ do các Bộ, ngành quản lý quy định sau khi đã được sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 10 Thông tư 24/2015/TT-BCT cũng đã quy định, những người làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển, sẽ được bố trí nghỉ lễ phù hợp với quy định pháp luật về lao động. Và nếu ngày nghỉ lễ trùng với phiên làm việc của người lao động thì họ sẽ được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, nếu người lao động vẫn có phiên làm việc trùng với ngày lễ của những công việc có tính chất đặc biệt nói trên thì sẽ vẫn phải làm việc và tiền lương được cơ quan, ban ngành có liên quan thanh toán như tiền làm thêm giờ.

Đi làm  ngày lễ 30/4-1/5 có được nghỉ bù sau đó không? - Ảnh 2
Người ngoại tỉnh phải khai báo y tế khi trở về Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5 Bộ VHTTDL đề nghị hạn chế tập trung đông người dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Lễ 30/4-1/5: Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không lên cấp độ 1
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp