Nắm rõ 5 điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử

Thu Trần Đăng lúc: Thứ tư, 06/01/2021 22:13 (GMT +7)
So với chứng minh thư và thẻ CCCD mã vạch hiện nay thì thẻ CCCD gắn chip có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều.
Hashtag #Căn cước công dân #NEWS #Nóng trên MXH

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368/QĐ-TTg và sẽ bắt đầu được thi hành từ tháng 1/2021. Vì vậy, người dân cần hiểu biết rõ về loại thẻ mới này qua 5 điều cần biết dưới đây.

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID). Đây là một thiết bị nhận dạng thông minh với tính năng tích hợp được một lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái... Nó có vai trò trong việc nhận diện, xác thực danh tính và tất cả thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử có ích hợp một con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Để truy cập được thông tin nằm trong chip, thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc có thể đọc dữ liệu thông qua ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).

Nắm rõ 5 điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử - Ảnh 1

Thuận lợi của việc đổi sang thẻ CCCD gắn chip

Thẻ CCCD gắn chip sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay. Cụ thể, ngoài việc cho phép chính quyền quản lý, truy suất dữ liệu công dân một cách nhanh chóng, chính xác và dễ dàng, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.

Ngoài ra, nó còn tích hợp nhiều thông tin của công dân hơn như  bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế… Nhờ vậy mà công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip khi làm các thủ tục hành chính thay vì phải mang nhiều loại giấy tờ như trước đây… Đồng nghĩa với việc người dân đỡ mất thời gian, chi phí cho việc công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.

Ai phải đi đổi sang CCCD gắn chip?

Rất nhiều người nghĩ rằng khi thẻ CCCD gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) cũng phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip. Tuy nhiên, thực tế sẽ có 2 trường hợp bắt buộc đổi và không bắt buộc đổi thẻ CCCD gắn chip.

Đối với trường hợp bắt buộc đổi, người dân sở hữu CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Theo tứ tự từ trên xuống là CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD hiện hàn.

Ở trường hợp không bắt buộc đổi là khi người dân có CMND 12 số, CCCD mã vạch còn hạn sử dụng, không bị hỏng, rách. Ngoài ra, nếu có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip, người dân cũng có thể làm thủ tục để đổi.

Nắm rõ 5 điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử - Ảnh 2

Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác?

Về vấn đề đổi các giấy tờ liên quan khi chuyển sang thẻ CCCD gắn chip, đại diện Bộ Công an cho biết các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó sẽ không bị ảnh hưởng khi người dân chuyển sang thẻ CCCD gắn chip.  Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, vì vậy, công dân không cần phải đi đổi lại các giấy tờ. Đồng nghĩa với việc công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây.

Nắm rõ 5 điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử - Ảnh 3

Mất CCCD gắn chip có sao không?

Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip là rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi và cũng không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, vì vậy nếu có bị trộm cắp cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Gắn chip vào căn cước công dân có độ bảo mật như thế nào? Thẻ căn cước công dân mã vạch sẽ bị cắt góc để chuyển sang thẻ gắn chíp Từ ngày 1/1/2021, Hà Nội cấp thẻ căn cước gắn chip cho người dân Công an Hà Nội đến từng nhà cấp thẻ căn cước công dân gắn chip Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, học sinh Hà Nội được nghỉ học 9 ngày
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp