Ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rơi vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đây là 1 trong 4 ngày rằm lớn trong năm của người Việt, đặc biệt là giới Phật tử. Những ngày này, họ thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.
Hiện nay, rất nhiều người cúng Rằm tháng Giêng từ rất sớm (từ ngày 12-13 âm lịch), có người cúng sáng, có người lại cúng chiều mà không biết chính xác nên cúng rằm vào lúc nào mới là chuẩn nhất.
Được biết, ngày rằm người dân Việt Nam rất xem trong viêc cũng lễ tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Có nhà thì cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Nếu nhà không có bàn thờ Phật thì chỉ cần một mâm cúng gia tiên là đủ.
Năm nay, Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26/2/2021. Đây là ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo. Trên thực tế, cúng Rằm tháng Giêng nên rơi vào chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch. Bởi theo quan niệm thì đây là ngày trăng sáng nhất của năm vừa có trăng mọc, lại có Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh. Vào ngày ngày nếu thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm may mắn, bình an.
Về thời gian cúng Rằm tháng Giêng, mọi người nên cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc giờ Ngọ (11h - 13h), tốt hơn là cả chính Ngọ. Bởi nhiều người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, đối với những gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch và nên cúng trước khi bước qua 19 giờ ngày 15/1 âm lịch.
Dưới đây là các khung giờ hoàng đạo thích hợp để gia chủ có thể chọn tiến hành nfhhi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021:
Giờ Thìn (7h-9h)
Giờ Ngọ (11h-13h)
Giờ Mùi (13h-15h)
Giờ Thìn (7h-9h)
Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)
Giờ Dậu (17h-19h).
Bình luận