Nghiên cứu điều trị tự kỷ của Vinmec được công bố trên tạp chí khoa học Mỹ

Én Đăng lúc: Thứ năm, 15/10/2020 10:25 (GMT +7)
Tạp chí Stem Cells Translational Medicine nhận định, nghiên cứu của bệnh viện Vinmec đã mở ra cơ hội cho sự phát triển của phương pháp tiếp cận y học tái tạo.

Nghiên cứu “Kết quả của việc ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương kết hợp với giáo dục can thiệp cho rối loạn phổ tự kỷ” là công trình do Viện nghiên cứu tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec hợp tác Đại học Stanford (Mỹ) và Đại học Keele (Anh) thực hiện từ năm 2016.

Đây là một trong những nghiên cứu chữa tự kỷ bằng ghép tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam và đã được Bộ Y tế nghiệm thu tháng 9/2019.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, liệu pháp tế bào gốc kết hợp với can thiệp giáo dục có thể cải thiện đáng kể các khiếm khuyết ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Trong nghiên cứu, bệnh nhân được ghép tế bào gốc tự thân 2 lần tách chiết từ xương liều cao, truyền qua khoang tủy sống để có thể đến được não nhiều nhất.

Ngoài ra, các nhà khoa học Vinmec còn tiến hành phân tích hệ gen của bệnh nhân tự kỷ và bố mẹ để tìm ra đột biến gen, đánh giá ảnh hưởng của đột biến gen đến khả năng đáp ứng với điều trị, tiến triển sau ghép tế bào gốc.

Nhóm các nhà khoa học Vinmec nghiên cứu đề tài ghép tế bào gốc kết hợp can thiệp điều trị tự kỷ - Ảnh: B.C.
Nhóm các nhà khoa học Vinmec nghiên cứu đề tài ghép tế bào gốc kết hợp can thiệp điều trị tự kỷ - Ảnh: B.C.

Nghiên cứu có thời gian theo dõi 18 tháng và là nghiên cứu có thời gian theo dõi dài so với các nghiên cứu trước đây. So với những nghiên cứu trước đây trên thế giới về điều trị tự kỷ ở trẻ bằng ghép tế bào gốc, nghiên cứu này được các chuyên gia đánh giá toàn diện hơn.

Theo kết quả nghiên cứu, ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương liều cao phối hợp với can thiệp giáo dục là phương pháp an toàn, hiệu quả. Sau ghép tế bào gốc, 90% trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt về nhận thức, khả năng giao tiếp xã hội, kỹ năng sống…

Trước ghép chỉ có 47% trẻ có ngôn ngữ nhưng sau ghép tỉ lệ này đã tăng lên 93%. Tỉ lệ trẻ em bị rối loạn tăng động giảm 50%; số trẻ có thể đến trường mà không cần hỗ trợ tăng lên. Bên cạnh đó mức độ tự kỷ nặng của trẻ giảm xuống rõ rệt.

Kết hợp ghép tế bào gốc và giáo dục can thiệp cho trẻ tự kỷ đã đem lại sự tiến bộ rõ rệt về nhận thức, giao tiếp và kỹ năng sống cho trẻ - Ảnh: B.C.
Kết hợp ghép tế bào gốc và giáo dục can thiệp cho trẻ tự kỷ đã đem lại sự tiến bộ rõ rệt về nhận thức, giao tiếp và kỹ năng sống cho trẻ - Ảnh: B.C.

STEM CELLS Translational Medicine (Nhà xuất bản Wiley, Hoa Kỳ) là tập san khoa học danh tiếng hàng đầu, được xếp hạng Q1 - Top các tạp chí uy tín trong lĩnh vực ứng dụng tế bào gốc của thế giới với chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor) 6.429.

Bài báo khoa học lần này là công bố khoa học thứ 2 về tự kỷ của Vinmec trong 3 năm qua trên các tạp chí quốc tế. Trước đó, tháng 11/2019, Vinmec đã công bố bài báo khoa học về đặc điểm di truyền của trẻ tự kỷ ở Việt Nam.

Nghiên cứu mới: Phụ nữ kinh nguyệt không đều có tuổi thọ thấp Đã tìm ra cách diệt virus sốt xuất huyết
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp