Ngày lễ Phục Sinh (Easter) là ngày để những tín đồ theo đạo Thiên chúa giáo tưởng niệm ngày Chúa Giê-su hồi sinh từ cõi chết trở về sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá.
Thời xa xưa, người ta gọi lễ Phục Sinh là lễ hội mùa xuân. Người Ai Cập cũng đón ngày lễ này, họ gọi lễ Phục Sinh là “Osterlamm” cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân. Theo phong tục, người Ai Cập sẽ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.
Nguồn gốc của lễ Phục Sinh dựa trên lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Theo đó, người theo đạo Thiên Chúa giáo tin rằng cái chết và sự hồi sinh của Chúa Giê-su đã hoàn thành đúng tiên báo của biến cố Xuất Hành - đó là giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.
Ngày lễ này thường diễn ra vào một ngày Chủ Nhật bất kì trong khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Lễ Phục Sinh không có ngày cố định mà mọi người thường tính ngày này sẽ diễn ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân Phân. Chính vì vậy, lễ Phục Sinh cũng được coi như lễ hội mùa xuân.
Lễ Phục Sinh là một trong những dịp lễ quan trọng đối với người theo đạo Thiên Chúa giáo. Vào ngày này, khắp thế giới sẽ diễn ra các Thánh lễ và nghi thức tưởng niệm ảnh hưởng khá sâu sắc đến những hoạt động của người Công giáo, đặc biệt là trong tuần Thánh (Holy Week) và Tam nhật phục sinh - Ba ngày của cuộc Thương khó tử nạn và Phục sinh của Chúa Giê-su. Theo Giáo luật, những tín hữu Công Giáo sẽ giảm các cuộc vui chơi và giải trí, giảm các hình thức phô trương, lễ cưới.
Đặc biệt hơn, những người tín hữu công giáo đều ăn chay hai ngày trong năm - được gọi là mùa Thương Khó. Ở Việt Nam, những hoạt động tín ngưỡng này cũng đã được “Việt hóa” để phù hợp với truyền thống của dân tộc.
Bên cạnh đó, lễ Phục Sinh cũng là dịp để người Công giáo nhớ và chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội dưới nhiều hình thức thăm hỏi, tặng quà, động viên…
Món ăn vào ngày lễ Phục Sinh trên khắp thế giới
Tuy đón lễ Phục Sinh vào cùng một thời điểm, nhưng các nước trên thế giới có món ăn đặc trưng vào ngày lễ này khác nhau.
Mỹ
Đối với những tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Vậy nên món jambon (thịt nguội) không bao giờ vắng mặt trên bàn ăn của người Mỹ trong ngày lễ Phục Sinh. Món ăn này sẽ độc đáo hơn khi ăn kèm cùng dứa và hoa anh đào.
Hy Lạp
Nếu Mỹ có món đại diện là Jambon mặn thì ở Hy Lạp, mọi người sẽ nướng một loại bánh ngọt xoắn có tên là Koulourakia. Món bánh này sẽ được nướng cùng các loại hạt khô như hạnh nhân, hạt điều…
Mexico
Capirotada là món bánh đặc trưng trong dịp lễ Phục Sinh của người Mexico. Chiếc bánh được phủ lớp phô mai béo ngậy và kèm theo đó là nho khô khiến ai ở đất nước này cũng ưa chuộng.
Anh
Trên bàn tiệc ngày lễ của người Anh sẽ không thể thiếu món bánh mì chữ thập (Hot Cross Buns). Bánh có mùi bạch đậu khấu và hương bột quế đặc trưng, kèm theo đó là các loại quả khô như nho, mận. Trên bề mặt bánh sẽ có lớp kem hình chữ thập, đại diện cho thánh giá của Chúa.
Bình luận