Từ những năm đầu thế kỷ 20 Ngày của Cha được ăn mừng phổ biến nhằm bổ sung cho Ngày của Mẹ.
Nguồn gốc về Ngày của Cha
Ngày của Cha có nguồn gốc sớm nhất ở Fairmont, Tây Virginia. Ngày này được bà Grace Golden Clayton vào ngày 5/7/1908, với mong muốn vinh danh cuộc đời của 361 người tử nạn trong tai nạn hầm mỏ ở Monongah, Tây Virginia. Theo đó, vào ngày 06/12/1907, trong số những người tử nạn nói trên có 250 người là cha bị thương vong, để lại khoảng một nghìn trẻ em mồ côi.
Tới năm 1966, Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Lyndon B. Johnson đã ban hành công bố đầu tiên tôn vinh những người cha, và Tổng thống này đã chỉ định dành ngày chủ Nhật thứ ba trong tháng 6 làm Ngày của Cha.
Sáu năm sau, sau khi Tổng thống Richard Nixon ký luật vào năm 1972 thì ngày này trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Mỹ. Tới ngày nay thì Ngày của Cha đã được lan truyền khắp nhiều nơi trên thế giới.
Ý nghĩa Ngày của Cha
Ngày của Cha các con có thể mua quà hoặc bày tỏ tình yêu với đấng sinh thành bằng những cách khác nhau nhằm thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, lòng kính trọng với người cha của mình. Với những người không còn cha, đây cũng là một dịp để họ tưởng nhớ tới công ơn sinh thành và giáo dưỡng lớp người sau biết ơn những người đi trước.
Tại Việt Nam, Ngày của Cha chưa chính thức trở thành lễ kỷ niệm trên toàn quốc nhưng rất nhiều nơi đã hưởng ứng chào mừng. Vào ngày này, những đứa con đi làm xa thường sẽ nghỉ phép về quê thăm gia đình, thăm cha mẹ của mình. Ngày của Cha giúp gia đình thêm yêu thương và hiểu nhau hơn, đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau.
Trong đó, Ngày của Cha được tổ chức rộn ràng nhất vẫn là ở Mỹ. Tại quốc gia này, trong Ngày của cha các bang đều tổ chức lễ hội, khi đó, trẻ con sẽ xuống đường diễu hành, kèn trống tưng bừng, còn người lớn cũng có những bữa tiệc rất vui vẻ.
Bình luận