Theo Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện bằng 22% mức thu nhập của người lao động. Mức đóng thấp nhất bằng chuẩn nghèo của khu vực nông thôn và mức đóng BHXH cao nhất sẽ bằng 20 lần tháng lương cơ sở.
Theo nghị định 07/2021/NĐ -CP có hiệu lực từ 1/1/2022 có sự điều chỉnh về mức chuẩn nghèo của khu vưc thông thôn sẽ là 1,5 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng BHXH thấp nhất sẽ là 330.000 đồng/tháng thay vì 154.000 theo mức cũ.
>>> Xem thêm: Từ 1/1/2022 sẽ tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, trong năm 2022 số tuổi nghỉ hưu đối với nam giới trong điều kiện làm việc bình thường là đủ 60 tuổi 6 tháng (tăng 3 tháng so với năm 2021). Trong khi đó độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường ở nữ giới là đủ 55 tuổi 8 tháng (tăng 4 tháng so với năm 2021).
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 muốn hưởng mức tối thiểu 45% phải đóng BHXH đủ 20 năm thay vì 19 năm như trước đó. Và lao động nam phải đóng BHXH đủ 35 năm để được hưởng tỷ lệ tối đa 75%.
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018NĐ-CP cũng nêu rõ người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc sẽ được lấy BHXH 1 lần nếu có yêu cầu và thuộc một trong số những trường hợp dưới đây:
Tối đa 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết thủ tục và chi trả tiền cho người lao động. Nếu không giải quyết phải có văn bản trả lời rõ ràng.
Bình luận