Những căn bệnh trẻ em thường gặp mùa mưa bão

Dawn Humo Đăng lúc: Chủ nhật, 22/11/2020 16:20 (GMT +7)
Mưa bão khắc nghiệt là điều kiện thuận lợi gây ra những căn bệnh nguy hiểm, tàn phá sức khoẻ con người. Đặc biệt đối với cơ thể chưa hoàn thiện của trẻ em.

Vào mùa bão, vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh khác dễ sinh sôi bởi môi trường ẩm thấp. Trong đó, trẻ em gặp là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất bởi cơ thể chưa phát triển hoàn toàn như người lớn.Năm loại bệnh thường gặp nhất đe doạ tấn công trẻ em trong mùa này gồm bệnh lây qua đường tiêu hoá, bệnh liên quan tới đường hô hấp, bệnh gây ra bởi côn trùng như muỗi, bệnh về da và bệnh về mắt.

Miền Trung thường xuyên gặp bão hàng năm, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ em.
Miền Trung thường xuyên gặp bão hàng năm, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ em.

Tiêu chảy cấp – căn bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ vào mùa bão

Tiêu chảy cấp thuộc nhóm bệnh lây qua đường tiêu hoá, bên cạnh những căn bệnh nguy hiểm khác như tả, lỵ, viêm gan A. Đây là bệnh lý rất phổ biến trong thời điểm mưa bão, đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung. Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ ăn phải thức ăn không phù hợp, kém vệ sinh do bão lũ.

Vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh khác dễ sinh sôi bởi môi trường ẩm thấp.
Vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh khác dễ sinh sôi bởi môi trường ẩm thấp.

Điều kiện vệ sinh môi trường kém cũng là nguyên nhân thường gặp gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Trong mùa mưa bão, kết hợp với yếu tố môi trường không sạch sẽ, vi khuẩn sẽ thuận lợi sinh sôi phát triển trên mọi vật dụng trong nhà.

Tiêu chảy cấp – căn bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ vào mùa bão.
Tiêu chảy cấp – căn bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ vào mùa bão.

Tiêu chảy cấp xuất hiện đột ngột, khiến trẻ mới đầu đi phân lỏng nhiều nước, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và kéo dài nhiều ngày. Điều này khiến trẻ mất rất nhiều nước trong cơ thể, đặc biệt nguy hiểm tính mạng với trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngay khi phát hiện bệnh, trẻ cần được bù nước, bổ sung nhiều trái cây. Nếu trẻ vẫn tiếp tục phát bệnh kèm theo triệu chứng môi khô, mặt tái, cần đưa trẻ tới bệnh viện khẩn cấp để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường do trẻ ăn phải thức ăn không phù hợp gây nhiễm khuẩn thực phẩm. 
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường do trẻ ăn phải thức ăn không phù hợp gây nhiễm khuẩn thực phẩm. 
Điều kiện vệ sinh môi trường kém cũng là nguyên nhân thường gặp gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.
Điều kiện vệ sinh môi trường kém cũng là nguyên nhân thường gặp gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.

Bệnh về đường hô hấp

Mùa lạnh, trẻ thường mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm mùa, viêm đường hô hấp. Nguyên nhân do những đợt gió lạnh thường xuất hiện vào mùa đông. Bệnh cảm cúm tiến triển lành tính và dễ chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi và gây nguy hiểm cho trẻ. 

 Trẻ em rất dễ bị cảm vào mùa lạnh.
 Trẻ em rất dễ bị cảm vào mùa lạnh.

Biểu hiện của bệnh cúm mùa dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Trẻ có những triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi, cơ thể ớn lạnh, sốt cao. Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, trẻ nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bị lây nhiễm bệnh từ nguồn khác, tăng cường rửa tay. Ngoài ra, cha mẹ nên tiêm phòng đủ bệnh để giúp cho có sức đề kháng tốt hơn. 

Bệnh do côn trùng 

Trẻ em thường mải chơi, không có sự phòng bị đối với các loài côn trùng nhỏ, đặc biệt với muỗi. Tuy số trường hợp bị sốt xuất huyết đã giảm nhiều, đây vẫn là căn bệnh không thể coi thường trong mùa bão, khi muỗi đang hoành hành.

Ban đêm ngủ cần mắc màn cho trẻ, ban ngày nên cho trẻ mặc áo dài để tránh bị muỗi đốt.
Ban đêm ngủ cần mắc màn cho trẻ, ban ngày nên cho trẻ mặc áo dài để tránh bị muỗi đốt.

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ có các biểu hiện như thân nhiệt cao liên tục, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, da ửng đỏ. Nặng hơn, trẻ có thể bị chảy máu cam, có dấu hiệu xuất huyết dưới da. Nếu có các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị kịp thời. 

Để phòng tránh bệnh do côn trùng đốt, trẻ cần được mặc quần áo dài nhằm giữ ấm và tránh bị muỗi đốt. Ban đêm ngủ cần mắc màn. Nhà thường xuyên phải được vệ sinh và xịt đuổi muỗi, côn trùng. 

Bệnh da liễu và mắt

Bệnh về da và mắt cũng khá phổ biến trong mùa bão. Nấm, hắc lào, ghẻ lở, đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ,… là những bệnh thường gặp nhất vào mùa này. Vào mùa mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp kết hợp môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém rất dễ khiến những bệnh về da và mắt bùng phát. 

Bệnh về da và mắt có thể bị lây qua do dùng chung đồ với người nhiễm bệnh, tiếp xúc với người bệnh. Trẻ cần tránh dụi mắt nhiều và ít tới những nơi đông người, môi trường không vệ sinh. 

Cha mẹ nên dạy trẻ các biện pháp tự giữ gìn vệ sinh cơ thể như thường xuyên rửa tay, chỉ sử dụng nước sạch, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Gia đình cần chú ý tra thuốc nhỏ mắt cho trẻ thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo khô ráo, sạch sẽ. 

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý về mắt thuờng gặp mùa bão.
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý về mắt thuờng gặp mùa bão.

Trẻ em rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi hệ thống miễn dịch còn yếu, đồng thời khả năng hồi phục cũng kém hơn nhiều so với một cơ thể trưởng thành. Chúng chưa biết các biện pháp tự bảo vệ bản thân và nhận biết những dấu hiệu cơ thể đang không khoẻ. Do đó, khi cơ thể trẻ bắt đầu có dấu hiệu bất thường, chúng thường lơ đi hoặc không biết rằng bé cần phải truyền đạt với người lớn. 

Do đó, cha mẹ luôn cần lưu ý một số biện pháp quan trọng cũng như có kế hoạch dự phòng trong trường hợp xấu, luôn có hộp y tế khẩn cấp trong nhà, chú ý tới những biểu hiện bất thường ở trẻ. 

Cứ 55 phút lại có một trẻ em tự tử vì áp lực học tập Trẻ em nghèo các nước bỏ học đi làm vì đại dịch Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp