Những công việc lương trăm triệu nhưng hiếm nhân tài tại Việt Nam

Tiết Xán Đăng lúc: Thứ ba, 09/03/2021 20:00 (GMT +7)
Kinh tế thế giới và cả Việt Nam 2 năm qua chịu tác động xấu của đại dịch Covid-19. Nhưng Việt Nam vẫn là điểm sáng và có những ngành sở hữu mức lương "khủng".

Nhờ những nỗ lực và sự hiệu quả trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng hiếm hoi của bức tranh ảm đạm chung của nền kinh tế thế giới đang bị phủ bóng bởi sự suy thoái và khó khăn do những tác động tiêu cực của dịch bệnh đem tới.

Theo Adecco, công ty giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới, năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi các hoạt động thương mại và sản xuất cũng như một số ngành trọng điểm như du lịch và hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề. Dòng vốn FDI vào Việt Nam năm ngoái giảm 25%. Chỉ số tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam ở mức 2,91%, thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Trên bình diện nhân sự - việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục tăng cao, thậm chí có thời điểm đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (quý II năm 2020). 

Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ kinh tế thế giới.
Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ kinh tế thế giới.

Dẫu vậy, so với bình diện chung về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì Việt Nam vẫn được xếp vào hàng có  tốc độ tăng trưởng dương thuộc loại cao nhất thế giới. Lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đang phục hồi mạnh mẽ sau những tác động ban đầu của đại dịch. Với các hiệp định kinh tế trọng điểm như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho phép Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại.

Đồng thời, ngày càng nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới lựa chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng để tái phân bổ trong bối cảnh các nhà máy tại các nước khác đang đóng cửa và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn chưa tìm ra lối thoát.

Trên khía cạnh đầu tư, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Singapore, ....Theo Báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020, Việt Nam đứng thứ 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới, tăng 9 bậc so với năm 2019.

Rất nhiều vị trí tuyển dụng có mức lương cả trăm triệu nhưng không sẵn nhân tài.
Rất nhiều vị trí tuyển dụng có mức lương cả trăm triệu nhưng không sẵn nhân tài.

Dựa vào báo cáo hiển thị mức lương gộp hàng tháng chưa bao gồm các phúc lợi khác dưới tên gọi "Báo cáo Hướng Dẫn Lương" của Adecco Việt Nam (bản tóm tắt thông tin lương được cập nhật toàn diện, dựa trên dữ liệu từ khách hàng và ứng viên) thì Adecco Việt Nam đã đưa ra các vị trí tuyển dụng có mức lương cao nhất hiện tại tương ứng với ngành nghề.

Năm 2020 - 2021 thì hướng nhân sự trong các ngành kỹ thuật số, công nghệ thông tin đặc biệt tăng cao, các vị trí như Kỹ sư dữ liệu, Kỹ sư cơ sở hạ tầng hay Giám đốc công nghệ, Kỹ sư phần mềm đang tăng lên đáng kể với mức lương dành cho người có kinh nghiệm và khả năng chuyên môn lên tới con số 100 triệu đồng/tháng.

Cũng được quan tâm không kém là các ngành liên quan đến chăm sóc tinh thần, tư duy và kỹ năng mềm của nhân viên trong các công ty, tập đoàn. Cụ thể là các phương pháp phổ biến nhằm nâng cao hiệu suất của nhân viên bao gồm đào tạo nội bộ, đánh giá hiệu quả công việc và bổ nhiệm lại nhân sự. Đó là lý do các chuyên gia về Phát triển Nhân tài và Bán hàng được săn đón với mức lương hàng tháng có thể lên đến 80 triệu đồng.

Tài chính, Công nghệ, Đào tạo... là một các ngành nghề 'khát' nhân tài nhất.
Tài chính, Công nghệ, Đào tạo... là một các ngành nghề "khát" nhân tài nhất.

Trong ngành Tài chính, các vị trí được "săn đón" hàng đầu là các vị trí Giám đốc Đầu tư tại các khối: Cổ phần doanh nghiệp tư nhân; Cổ phiếu niêm yết, Ngân hàng, Mua bán và sáp nhập. Kế đó là các Trưởng bộ phận Nghiên cứu Cổ phiếu cho các công ty FDI; Giám đốc điều hành và Giám đốc Tài chính cho các doanh nghiệp được tài trợ bởi các quỹ đầu tư của các cường quốc tài chính như Mỹ, Nhật, Singapore, Hàn quốc....những vị trí nêu trên đều có mức lương không dưới 100 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng đang mở rộng việc săn đón nhân tài bao gồm: Sản xuất chế tạo, Công nghệ tài chính số (Fintech), Logistics, Nông nghiệp và Bán lẻ với mức lương đề xuất khởi điểm dao động trên dưới 50 triệu đồng/tháng.

Đặt lên bàn cân so sánh với thời điểm trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19 thì nhu cầu tuyển dụng lao động tại các vị trí tương ứng với các ngành nghề đã có sự dịch chuyển đáng kể trên thị trường tài chính trong các năm  2020 và 2021 và hứa hẹn mở ra cơ hội việc làm cho những ai thực sự có khả năng.

 

Kinh tế khó khăn cũng không ngăn được những chiếc túi hiệu này tăng giá Tiến sĩ Kinh tế bị điên vì nghiện điện thoại, sa vào thế giới ảo Nền kinh tế toàn cầu cần 5 năm để phục hồi sau đại dịch Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp