Thứ nhất, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ theo mức lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và mức độ hoàn thành công việc. Hiểu một cách đơn giản, khi người lao động đã bỏ sức lao động để mang lại giá trị cao cho người sử dụng lao động, họ phải nhận được lương tương đương với những gì đã mang lại. Ngược lại, người lao động không mang lại hiệu quả cao, tiền lương sẽ thấp.
Thứ hai, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng đơn vị Việt Nam đồng, với trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam có thể bằng ngoại tệ.
Thứ ba, khi thanh toán tiền lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, số tiền bị khấu trừ (nếu có)...
Đặc biệt, trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
So với Bộ luật Lao động năm 2012, có thể thấy Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều điểm đổi mới có lợi cho người lao động.
Bình luận