Thụy Điển: Nhiều trẻ tị nạn tại rơi vào trạng thái hôn mê một cách bí ẩn và không tỉnh dậy trong nhiều năm

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 01/04/2021 18:41 (GMT +7)
Nhiều trẻ tị nạn sau khi rơi vào hôn mê không có bất cứ hành vi phản ứng nào ngay cả với kích thích đau đớn. Việc ăn uống được thực hiện qua ống thông.

Tại Thụy Điển có hàng trăm trẻ tị nạn đột nhiên rơi vào trạng thái hôn mê một cách bí ẩn và không tỉnh dậy trong nhiều năm, mà hiện y học vẫn chưa thể lý giải.

Được biết để tìm nguyên nhân của tình trạng này, các bác sĩ đã phải tiến hành kiểm tra não của trẻ. Nhưng sau đó lại vô cùng lúng túng vì kết quả kiểm tra cho thấy các em vẫn có phản ứng với việc thức giấc và ngủ, dù trông như đang bất tỉnh.

Đặc biệt các em không có bất cứ hành vi phản ứng nào ngay cả với kích thích đau đớn, do đó việc ăn uống phải thực hiện qua ống thông.

Căn bệnh bí ẩn này được phát hiện lần đầu tiên là vào năm 1990 ở Thụy Điển, sau đó đến giữa những năm 2000 thì phát triển nhanh chóng.

Djeneta (phải), một bé gái tị nạn từ Roma, đã bất động trong hai năm rưỡi. Chị gái của cô bé, Ibadeta, cũng gặp tình trạng tương tự trong hơn sáu tháng ở Horndal, Thụy Điển, năm 2017. Ảnh: Times.
Djeneta (phải), một bé gái tị nạn từ Roma, đã bất động trong hai năm rưỡi. Chị gái của cô bé, Ibadeta, cũng gặp tình trạng tương tự trong hơn sáu tháng ở Horndal, Thụy Điển, năm 2017. Ảnh: Times.

Theo báo cáo từ năm 2003 đến 2005, đã có 424 trường hợp xảy ra, trong đó đều kỳ lạ là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ em tị nạn.

Để nghiên cứu về loại bệnh lạ này nhà thần kinh học Suzanne O’Sullivan đã đến Stockholm để nghiên cứu hai chị em cũng mắc chứng bệnh này. Cô Suzanne O’Sullivan cho biết, nghiên cứu cho thấy trẻ mắc hội chứng này đều bị lo lắng và trầm cảm. Sau đó chúng thu mình lại, không chơi với các bạn và dần không thể đi học.

Các em sẽ ngày càng ít nói, và một ngày chẳng còn cất tiếng nữa. Tới khi ở giai đoạn nặng nhất, trẻ không thể ăn hay mở mắt rồi hoàn toàn bất động.

Bác sĩ O’ Sullivan cho biết, những đứa trẻ này trước khi bị như vậy đều bị sang chấn tâm lý từ lâu. Trong quá trình tị nạn các em đều khép mình lại và luôn phải đối mặt với khả năng phải quay trở lại quê hương bị chiến tranh tàn phá. Và các em đa phần đều tỉnh dậy sau khi gia đình chúng được phép ở lại.

Trong đó có 1 bé gái sau khi tỉnh dậy cho biết, em đã sống trong một giấc mơ và không muốn thức giấc. Còn bé trai khác lại có trải nghiệm đáng sợ hơn, khi cậu luôn thấy mình bị kẹt trong một chiếc hộp thủy tinh, sâu trong lòng đại dương. Chính vì vậy cậu sợ tỉnh dậy hoặc cử động vì sẽ khiến hộp vỡ tan, nước sẽ tràn vào giết chết cậu.

Hiện các bác sĩ theo dõi và đều nhận định rằng đa phần các em đều có tim đập nhanh và nhiệt độ cơ thể cao - dấu hiệu của sự căng thẳng.

Một nghiên cứu khác đã cho kết quả rằng các em có sự thiếu hụt hormone căng thẳng cortisol, củng cố cho giả thuyết trên. Ngoài ra nhiều chuyên gia cũng so sánh hiện tượng này với PRS - một chứng rối loạn tâm lý khiến người bệnh im lặng, không chịu ăn, nói hoặc đi lại.

O’Sullivan thì nhận định rằng tình trạng này có thể liên quan đến trải nghiệm tiêu cực ở quê hương của bệnh nhân. "Có vẻ như chấn thương tâm lý trong quá khứ là yếu tố quan trọng gây bệnh", O’Sullivan nhận định.

Theo các bác sĩ, hội chứng cam chịu (resignation) nói trên chỉ xảy ra ở những người xin tị nạn từ Đông Âu. Một báo cáo của chính phủ Thụy Điển về hiện tượng này cũng cho rằng những đứa trẻ bị hôn mê có thể đang làm theo quy tắc ngầm của xã hội nơi chúng từng ở, nghĩa là nếu chúng từ bỏ lẽ sống của bản thân sẽ có thể cứu được gia đình.

Người tị nạn ở Thụy Điển
Người tị nạn ở Thụy Điển

Do đó không ít các nhà tâm lý tin rằng các em sẽ tỉnh lại khi gia đình được quyền lưu trú mà không cần can thiệp y tế.

Chính phủ Thụy Điển đã sửa đổi quy định để đảm bảo trẻ em không bị trục xuất và duyệt hồ sơ tị nạn cho hàng trăm gia đình trước áp lực của dư luận.

Phát hiện thêm kênh YouTube "triệu sub" bày trẻ em làm trò độc hại Cách bảo vệ trẻ em trước các video có nội dung độc hại theo ý kiến chuyên gia Nghiên cứu mới cho thấy, trẻ em mắc COVID-19 dễ lây hơn người lớn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp