Tổ chức Y tế thế giới WHO cấp phép khẩn cấp cho vaccine Covaxin của Ấn Độ

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 04/11/2021 09:41 (GMT +7)
WHO cho biết, cơ quan này đưa Covaxin do Brahat Biotech Ấn Độ phát triển vào danh sách các loại vaccine ngừa Covid-19 được sử dụng khẩn cấp.
Hashtag #Vaccine Covid-19 #Vaccine #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Hôm 3/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt khẩn cấp cho Covaxin, loại vaccine ngừa Covid-19 được sản xuất bởi công ty Ấn Độ, mở ra triển vọng sử dụng trên toàn cầu. Cụ thể, WHO thông báo, cơ quan này đã quyết định đưa Covaxin do Brahat Biotech (Ấn Độ) phát triển vào danh sách các loại vaccine ngừa Covid-19 được sử dụng khẩn cấp (EUL) và được WHO công nhận.

Liên quan đến loại vaccine này, nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO cho biết, so với nguy cơ rủi ro, Covaxin mang lại lợi ích vượt trội hơn. Bên cạnh đó, CNBC cũng nhận định, chế phẩm này cũng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của WHO về khả năng ngăn ngừa Covid-19.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cấp phép khẩn cấp cho vaccine Covaxin - Ảnh: Getty.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cấp phép khẩn cấp cho vaccine Covaxin - Ảnh: Getty.

>>> Xem thêm: TP.HCM đề xuất tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 cho một số nhóm đối tượng

Về vaccine này, chuyên gia của WHO khuyến nghị Covaxin được sử dụng 2 liều, mỗi liều tiêm sẽ cách nhau 4 tuần. Loại vaccine này được sử dụng cho mọi nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên.

Về quyết định này của WHO được các chuyên gia nhận định là có thể thúc đẩy Ấn Độ cam kết chia sẻ vaccine theo cơ chế chia sẻ toàn cầu COVAX, đồng thời cũng giúp nâng cao khả năng tiếp cận vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.

Như vậy, Covaxin của Bharat Biotech - Ấn Độ là loại vaccine ngừa Covid-19 thứ bảy đã được WHO công nhận.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cấp phép khẩn cấp cho vaccine Covaxin của Ấn Độ - Ảnh 2

>>> Có thể bạn quan tâm: Facebook ngừng tính năng tự động nhận diện khuôn mặt

Khi Covaxin được WHO đưa vào danh sách EUL, đơn vị phát triển Brahat Biotech có thể làm theo hướng dẫn quản lý của Tổ chức Y tế thế giới và phân phối Covaxin tới nhiều quốc gia trên thế giới. Vaccine này cũng đã được hàng triệu người dân Ấn Độ tiêm, và sau khi tiêm vaccine này người dân nơi đây đã không còn bị ràng buộc bởi các hạn chế đi lại nội địa.

Trước đó, hai loại vaccine mRNA do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất, hai loại vaccine ứng dụng phương pháp vector do AstraZeneca và Johnson & Johnson phát triển, và hai loại vaccine bất hoạt của Sinovac Biotech và Sinopharm (Trung Quốc) cũng đã được WHO cấp phép khẩn cấp.

Chuyên gia Đức cảnh báo biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca Nhật Bản: Tiến hành tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi ba cho toàn dân Sau Pfizer, Mỹ sắp cấp phép vaccine Moderna cho trẻ 12 - 17 tuổi
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp