Nhằm cảnh báo tới các tài xế, mới đây Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM) đã triển khai lắp đặt tại 8 điểm bắn tốc độ ở nhiều tuyến đường, hiển thị thông tin biển số, vận tốc xe vi phạm. Cụ thể ở những vị trí như hầm vượt sông Sài Gòn, đường Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 22, cầu Phú Mỹ, quốc lộ 1... đều lắp đặt các thiết bị kiểm soát tốc độ tự động. Được biết các bảng này đã được lắp từ cách đây 10 hôm, vừa vận hành chính thức sau thời gian thử nghiệm.
>>> Xem thêm: Trẻ em đi máy bay không phải xét nghiệm Covid-19 nếu phụ huynh đã an toàn
Liên quan đến vấn đề này, VnEXpress đưa tin, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị, Đoàn Văn Tấn cho biết các bảng điện tử nói trên sẽ liên kết trực tiếp máy đo tốc độ ở những tuyến đường trên. Mỗi bảng cách vị trí đo khoảng 150-200 m,
Nếu xe nào chạy quá tốc độ cho phép, thì ngay lập tức bảng sẽ tự động hiển thị thông tin gồm biển số xe và tốc độ vi phạm của phương tiện vi phạm. Theo đó, bảng hiển thị này hiện thời không hiển thị những xe máy vi phạm tốc độ mà chỉ ghi nhận các trường hợp chạy quá tốc độ của ôtô. Sau đó biên bản vi phạm tố độ sẽ được gửi đến nhà chủ phương tiện và xử lý theo hình thức phạt nguội - hình thức đã được áp dụng nhiều năm nay.
Được biết trong thời gian tới, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị sẽ tiếp tục khảo sát và theo dự kiến sẽ đề xuất lắp đặt bảng điện tử tại các điểm kiểm soát tải trọng xe.
Theo đó Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về mức xử phạt, cụ thể như sau:
"Điều 23. Phạt tiền
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt."
Như vậy, nếu vi phạm tốc độ từ 10 đến 20 km/h, chủ lái xe ô tô sẽ phải nộp phạt với số tiền là 2.500.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Hiện Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM đang quản lý gần 1.000 camera giám sát, trong đó có hơn 100 camera có nhiệm vụ đo đếm lưu lượng, vận tốc xe chạy trên đường. Để tăng sự giám sát giao thông, an ninh, trật tự, dữ liệu từ hệ thống này kết nối và chia sẻ với Công an TP HCM, các quận huyện...
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin khi di chuyển xe ô tô và nắm rõ kiến thức về luật giao thông để bảo vệ bạn và gia đình của mình!
Bình luận