Từ 1/1/2022, một số vi phạm giao thông mức phạt tăng 5-10 lần, tối đa 75 triệu

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 30/12/2021 20:50 (GMT +7)
Để phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông với cá nhân tăng lên 75 triệu đồng.
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

Chính phủ ban hành Nghị định 123 vào ngày 28/12, trong đó quy định sửa đổi, bổ sung một số điều trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Theo sửa đổi, bổ sung mới này, so với Nghị định 100 hiện nay các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ tăng nặng mức phạt.

Đáng chú ý, mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đối với cá nhân được tăng lên 75 triệu đồng để phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, đối tượng bị đề xuất nhận mức phạt 70-75 triệu đồng là cá nhân là chủ ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô giao phương tiện hoặc để người đại diện, người làm công điều khiển nhưng vượt quá tải trọng của cầu, đường trên 50%.

 Và nghị định 123 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022.

Để bằng lái quá hạn bị phạt 12 triệu đồng

Từ 1/1/2022, một số vi phạm giao thông mức phạt tăng 5-10 lần, tối đa 75 triệu - Ảnh 1

>>> Xem thêm: Tết Dương lịch 2022, TP.HCM tổ chức countdown không khán giả

Hiện, đối với việc sử dụng giấy phép lái ôtô quá hạn 6 tháng mức phạt là 4-6 triệu đồng.

Tại Nghị định 123, cơ quan chức năng đã chia mức phạt ra làm 2 mức. Trong đó, phạt 5-7 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng.

Nếu giấy phép lái xe quá hạn trên 3 tháng, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì người sử dụng sẽ bị phạt 10-12 triệu đồng.

Đối với người lái xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mà không có giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa thì theo nghị định này, mức xử phạt cũng tăng lên 1-2 triệu đồng.

Với trường hợp điều khiển xe máy trên 175 cm3, không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép hết hạn, so với hiện nay cơ quan chức năng cũng tăng mức phạt từ 3-4 triệu đồng lên 4-5 triệu đồng.

Dán biển số xe bị tăng mức phạt gấp 6 lần

Từ 1/1/2022, một số vi phạm giao thông mức phạt tăng 5-10 lần, tối đa 75 triệu - Ảnh 2

Hiện đối với cá nhân có hành vi Bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, biển số không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng (hiện là 1-2 triệu đồng) và đối với tổ chức mức phạt là 20-24 triệu đồng (hiện là 2-4 triệu đồng).

Đối với cá nhân có hành vi Sản xuất biển số trái phép sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng lên 30-35 triệu đồng; và đối với tổ chức mức phạt sẽ tăng 6-10 triệu đồng lên 60-70 triệu đồng.

Nghị định 123 cũng tăng mức phạt đối với hành vi dán, che mờ biển số ôtô, để biển số xe không rõ chữ, số... lên thành 4-6 triệu đồng (trước đây là 800.000-1 triệu đồng).

Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng

Từ 1/1/2022, một số vi phạm giao thông mức phạt tăng 5-10 lần, tối đa 75 triệu - Ảnh 3

Nhiều mức phạt có tính chất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn có thương vong cũng được tăng theo quy định tại Nghị định 123. Theo đó đối với người đua xe máy mức phạt sẽ tăng lên 10-15 triệu đồng thay vì 7-8 triệu đồng như quy định hiện hành. Nếu đua ôtô, mức xử phạt tăng lên 20-25 triệu đồng thay vì 8-10 triệu đồng như hiện hành.

Đối với vi phạm về dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe trên đường cao tốc mức phạt cũng tăng lên 10-12 triệu đồng thay vì 6-8 triệu đồng như hiện tại.

Với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách, mức xử phạt tăng từ 200.000-300.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng. Hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức xử phạt tăng lên 1-2 triệu đồng thay vì 600.000 đồng-1 triệu đồng như hiện nay. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung là tước bằng lái 1-3 tháng với chủ phương tiện vi phạm vẫn được giữ nguyên.

Phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Chính sách có hiệu lực từ 1/2022: Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, xả nhiều rác phải trả nhiều tiền Tết Dương lịch 2022 người lao động được nghỉ mấy ngày, nếu đi làm thì tính lương thế nào? Từ ngày 2/1/2022, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh cố định 3 lần/tháng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp