Từ ngày 1/1/2022: Những người bạo hành trẻ em và cả những ai cố tình 'làm ngơ' sẽ bị phạt nặng

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 06/01/2022 12:29 (GMT +7)
Nghị định 130/2021 quy định mức xử phạt từ 10-20 triệu đối với các hành vi bạo hành trẻ như: Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, hạn chế vệ sinh cá nhân...
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

Nghị định số 130/2021 vừa được Chính phủ ban hành, trong đó có quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Nghị định này từ ngày 1/1/2022 sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 144/2013.

Đáng chú ý, mức xử phạt nhóm hành vi bạo lực trẻ em tại Nghị định 130/2021 đã nâng gấp đôi so với Nghị định 144/2013. Điểm mới này được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực với trẻ em đang xảy ra ngày càng nhiều.

Theo đó, đối với các hành vi bạo hành trẻ như: Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc đối xử tồi tệ khác với trẻ em; xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa trẻ em; cô lập, xua đuổi hoặc trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ… theo Nghị định 130/2021 quy định thì mức xử phạt sẽ từ 10 đến 20 triệu đồng.

Từ ngày 1/1/2022: Những người bạo hành trẻ em và cả những ai cố tình 'làm ngơ' sẽ bị phạt nặng - Ảnh Internet
Từ ngày 1/1/2022: Những người bạo hành trẻ em và cả những ai cố tình 'làm ngơ' sẽ bị phạt nặng - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: Từ 1/1/2022: Mang cước công dân đi cầm cố có thể bị phạt 6 triệu

Đặc biệt, Nghị định 130/2021 được đánh giá là có một điểm rất tiến bộ so với quy định cũ, đó là đã bổ sung mức phạt đối với các hành vi vi phạm về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, bạo lực.

Cụ thể, đối với hành vi không thông báo, không cung cấp, che giấu hoặc ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, theo Nghị định 130/2021 sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.

Với hành vi không cung cấp, che giấu, ngăn cản cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng.

Những hành vi như từ chối, không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo nghị định này cũng sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

Như vậy, Nghị định 130/2021 không chỉ nâng mức phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em, mà còn quy định rõ mức phạt đối với các hành vi cố tình “làm ngơ”, vô trách nhiệm trước việc trẻ em bị bạo lực.

Bệnh viện đầu tiên thành lập khoa Covid-19 dành cho trẻ em tại Việt Nam Trẻ em Hà Nội là F0 điều trị tại nhà cần sử dụng thuốc như thế nào? Có cần tiêm mũi vaccin Covid-19 tăng cường cho trẻ em?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp