UAE thành công tạo nên những cơn mưa nhân tạo giải nhiệt cho mùa hè nóng hơn 50 độ

Alex Đăng lúc: Thứ năm, 22/07/2021 09:49 (GMT +7)
Những tưởng việc "nắng mưa là chuyện của trời" nhưng các nhà khoa học ở UAE đã chứng minh, con người cũng có thể "hô mưa gọi gió".

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã thành công sử dụng kỹ thuật "gom mây" để tạo ra những cơn mưa nhân tạo chất lượng chẳng kém gì tự nhiên để làm dịu nắng nóng gay gắt ở quốc gia trung đông này. (Có thời điểm lên tới hơn 50 độ C). UAE là một trong nhưng quốc gia có lượng mưa ít và khô cằn nhất trên thế giới.

Các nhà khoa học nước này đã cùng nhóm chuyên gia tại Đại học Reading (Anh) thực hiện một nghiên cứu nhằm có thể tạo ra các cơn mưa hoàn toàn nhờ vào sức lực và khoa học kỹ thuật của con người. Kỹ thuật chính của công trình này được gọi là "gom mây" hay "gieo mây".  Giáo sư Maarten Ambaum, người làm việc trong dự án mưa nhân tạo ở UAE, chia sẻ trên BBC rằng, hiện tại UAE đã có đủ lượng mây để tạo ra mưa nhân tạo bằng kỹ thuật này.

Mưa đã rơi xối xả giữa mùa hè nóng hơn 50 độ tại UAE.
Mưa đã rơi xối xả giữa mùa hè nóng hơn 50 độ tại UAE.

Chi tiết hơn, các nhà khoa học sẽ sử dụng máy bay không người lái, phóng điện tích vào các đám mây để "tập hợp" chúng lại với nhau, tăng khả năng tích tụ nước và tạo ra mưa. Giáo sư Ambaum miêu tả việc này giống như bạn dùng lược chải đầu và mùa khô, lược sẽ bị tích điện và hút các sợ tóc rụng lại với nhau.

Dưới đây là minh họa các bước tạo mưa nhân tạo ở UAE:

  1. Phóng máy bay không người lái có gắn thiết bị phát điện lên độ cao nhất định.
  2. Người điều khiển kích hoạt để máy bay không người lái phóng điện vào các đám mây.
  3. Các giọt nước được tích tụ và kết dính, đủ nặng sẽ rơi xuống tạo ra mưa.
Hình minh họa quá trình tạo ra cơn mưa nhân tạo.
Hình minh họa quá trình tạo ra cơn mưa nhân tạo.

Và vài ngày trước, kỹ thuật tạo mưa này đã thành công mỹ mãn khi video do Trung tâm khí tượng quốc gia UAE công bố cho thấy những cơn mưa lớn đã xuất hiện trên khắp cả nước. Trong đoạn video, có thể thấy các tài xế điều khiển xe đi trong làn mưa nặng hạt, dù quốc gia này đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt giữa hè và hầu như không có mưa nếu đợi chờ vào "ông trời".

Kỹ thuật này sử dụng một máy bay không người lái để phóng điện tích vào các đám mây, giúp các giọt nước hợp nhất và dính với nhau tạo ra mưa - "giống như khi chải đầu, lược bị tích điện sẽ hút các sợi tóc rụng".

Máy bay không người lái làm nhiệm vụ phóng điện gom mây.
Máy bay không người lái làm nhiệm vụ phóng điện gom mây.

Hồi tháng 3, Alya Al-Mazroui, giám đốc chương trình nghiên cứu khoa học tăng cường mưa của UAE, chia sẻ trên Arab News rằng, chính phủ nước này đã thông qua ngân sách để trang bị một lượng lớn các thiết bị phát điện và cảm biến tùy chỉnh cùng những chiếc máy bay không người lái cho việc tạo ra những cơn mưa nhân tạo này.

Hiện UAE chưa tiết lộ chi phí mỗi lần tạo mưa như vậy là bao nhiêu song kinh phí đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu công trình "gieo mây tạo mưa" là 15 triệu USD. Công trình bắt đầu được triển khai vào năm 2017 và sau 4 năm đã cho kết quả tuyệt vời.

Sức khoẻ của tuyển Việt Nam thế nào khi 2 người cùng về từ UAE mắc Covid-19 Sheikh Mansour - hoàng tử UAE giàu "nứt đố đổ vách" và niềm đam mê đầu tư vào bóng đá Bão số 3 khả năng cao sẽ đi ra ngoài Biển Đông nhưng vẫn gây mưa nhiều nơi
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp