Vì sao nói: "Lấy vợ không lấy người gò má cao, lấy chồng không lấy người lông mày giao"?

Alice Pham Đăng lúc: Thứ tư, 06/07/2022 21:01 (GMT +7)
Từ việc xem tướng mạo, người xưa đã đúc kết kinh nghiệm kén vợ chọn chồng qua câu: “Lấy vợ không lấy gò má cao, lấy chồng không lấy chân mày giao".
Hashtag #Chuyện đó đây #NEWS #Nóng trên MXH

Người xưa thường quan niệm, chỉ cần nhìn qua nét mặt một người là có thể phán đoán đạo đức nội tâm, năng lực và thành tựu sau này của họ. Cũng chính vì thế, đã từ rất lâu, nhiều người thường hay quan sát về tướng mạo của người khác, nhất là khi người đó chọn đối tượng kết hôn thì lại càng coi trọng hơn. Cụ thể dân gian ta có câu "Lấy vợ không lấy người có gò má cao, lấy chồng không lấy người lông mày giao". Vậy câu nói này có ý nghĩa gì?

Nhiều người thường hay quan sát về tướng mạo của người khác, nhất là khi người đó chọn đối tượng kết hôn thì lại càng coi trọng hơn.
Nhiều người thường hay quan sát về tướng mạo của người khác, nhất là khi người đó chọn đối tượng kết hôn thì lại càng coi trọng hơn.

Lấy vợ không lấy gò má cao

Gò má hay còn gọi là lưỡng quyền, là vùng má nằm ngay dưới hốc mắt và hai bên cánh mũi. Trong y học, xương gò má là một trong những xương sọ trên khuôn mặt, chiều cao của xương gò má sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường nét trên khuôn mặt. Chạm tay vào, chúng ta sẽ thấy phần gò xương cứng và nổi cao hơn các vùng khác trên gương mặt.

Theo suy nghĩ của người xưa hay quan điểm bình đẳng khuôn mặt, gò má cao không phải là điều tốt. Bởi đa phần cho rằng xương thuộc về dương, thịt thuộc về âm. Gò má cao sẽ tương trưng cho sự ham muốn quyền lực, tính cách ngang bướng, láo xược, ham muốn kiểm soát, thiếu ôn nhu nữ tính. Dó đó, nếu một người đàn ông lấy một người phụ nữ như có gò má cao được cho là sẽ bị lép vế khi người vợ tỏ ra mạnh mẽ hơn mình.

Theo suy nghĩ của người xưa hay quan điểm bình đẳng khuôn mặt, gò má cao không phải là điều tốt.
Theo suy nghĩ của người xưa hay quan điểm bình đẳng khuôn mặt, gò má cao không phải là điều tốt.

Cũng theo sách tướng, chị em sở hữu gò má cao thì có tướng “hình phu khắc tử”, thậm chí còn có câu nói rằng “đàn bà gò má cao, giết chồng không cần dao, tức sẽ khiến chồng dễ bị hình phạt tù tội hay xung khắc với con cái. Vì thế, việc kết hôn với phụ nữ gò má cao không những không mang lại tài lộc vượng phu mà còn ảnh hưởng đến tương lai con em.

Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm xa xưa, theo thẩm mỹ hiện đại, đàn ông hay phụ nữ có gò má tương đối cao thường mang đến cho con người vẻ đẹp cương quyết, có nghị lực.

Lấy chồng không lấy lông mày giao

Tương tự với quan niệm không lấy vợ có gò má cao, người xưa cũng cho rằng nếu người đàn ông có “lông mày giao” thì nhất định không được lấy.

"Lông mày giao" hay còn được gọi là "lông mày giao nhau", "lông mày nối liền nhau", là cặp lông mày nối liền với nhau giống hình chữ “nhất” (一). Tài liệu y học cổ của Trung Quốc đã chép rằng: "Lông mày ngay ngắn, thì quyết đoán. Lông mày là mầm của mật, làm chủ sự quyết đoán và trung chính. Lông mày là nền tảng của hành động, làm chủ sự cần cù và lười biếng. Lông mày là sao của sự kiên trì và chịu đựng, làm chủ tính cách và tính khí”.

Lông mày giao là cặp lông mày nối liền với nhau giống hình chữ “nhất”
Lông mày giao là cặp lông mày nối liền với nhau giống hình chữ “nhất”

Xét theo “nhân tướng học”, đàn ông có “lông mày giao” được nhận xét là người hẹp hòi, tư duy xáo trộn, hiếu thắng, lập trường dễ lung lay, thiếu lý trí và không có năng lực đối nhân xử thế. Kiểu người này cả đời khó làm nên thành công, đặc biệt người này dễ có xu hướng bạo lực. Do đó, phụ nữ xưa thường được khuyên không nên cưới người đàn ông "lông mày giao" làm chồng.

Dẫu vậy, đây cũng chỉ là những nhận định và quan điểm của người xưa. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người vẫn tin tướng mạo không thể quyết định hạnh phúc hay vận mệnh của con người, và nếu chỉ nhìn vào tướng số này mà đánh giá một người thì sẽ không công bằng.

Chuyện hôn nhân là do duyên số, và bí quyết hạnh phúc gia đình phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, gắn bó của cả vợ lẫn chồng. Chính vì thế, chúng ta cũng chỉ xem câu nói trên là một tài liệu để tham khảo.

 

Nhân tướng học: Vì sao nói "tay búp măng thì sướng, tay dùi trống thì khổ"? Nhân tướng học: Vì sao nói "lấy vợ không lấy gò má cao, gả chồng không gả chân mày liền" Vì sao người xưa nói: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"? Tại sao người xưa đọc sách dưới đèn dầu, đèn nến mà hầu như không bị cận thị?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp