Việt Nam ký thỏa thuận với Nga về việc gia công 5 triệu liều vaccine Sputnik V một tháng

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ tư, 16/06/2021 14:11 (GMT +7)
Đây là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.
Hashtag #Vaccine #Vaccine Covid-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Mới đây Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cho biết, về việc đóng ống vaccine phòng Covid-19 Spunik V từ bán thành phẩm, doanh nghiệp này đã chính thức ký thỏa thuận với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga. Theo đó, quy mô sản xuất là mỗi tháng 5 triệu liều và sẽ bắt đầu từ tháng 7.

Đây được xem là tiền đề tiến tới mục tiêu chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 với quy mô 100 triệu liều/năm. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Công ty Vabiotech Đỗ Tuấn Đạt, trước đó đã cho biết: “Vabiotech chỉ đảm trách phần gia công nên toàn bộ số vaccine thành phẩm sẽ do phía Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển toàn bộ về quốc gia này để họ phân phối. Hai bên vẫn chưa có thỏa thuận chính thức". 

Việt Nam ký thỏa thuận với Nga về việc gia công 5 triệu liều vaccine Sputnik V một tháng - Ảnh 1

Ngoài ra, để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19, nhanh chóng cung ứng cho Việt Nam, Vabiotech hiện đang tích cực đàm phán với đối tác Nhật Bản. Liên quan đến vấn đề này, vào chiều ngày 2/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc cùng đại diện Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga - đơn vị đầu tư nghiên cứu và sản xuất vaccine Sputnik V. Kết quả của cuộc đàm phán là trong năm 2021 quốc gia này đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V.

Theo đó, vào 23/3, trước nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga cho. Sau vaccin AstraZeneca thì đây là vaccine Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Sputnik V có hiệu quả lên tới 91,6 %, kết quả này đã được công bố trên tạp chí The Lancet. Cụ thể, đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ thành công ngừa Covid-19 của vaccin này là 91,8% - 98% tình nguyện viên sau khi tiêm đều sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Như vậy, bên cạnh Moderna và Pfizer thì Sputnik V là một trong 3 vaccine có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thế giới.

Việt Nam ký thỏa thuận với Nga về việc gia công 5 triệu liều vaccine Sputnik V một tháng - Ảnh minh họa
Việt Nam ký thỏa thuận với Nga về việc gia công 5 triệu liều vaccine Sputnik V một tháng - Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, để đối phó và chống lại dịch Covid-19, ngay từ giữa năm 2020, nhà nước đã áp dụng nguyên tắc "5K + vaccine". Do đó, Chính phủ và Bộ Y tế đã tích cực tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau tới nhiều nguồn vaccine Covid-19. Hiện tại, chính phủ đã đặt mua 124,9 triệu liều vaccine từ 5 nguồn gồm Moderna, Sputnik V, AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Quỹ COVAX Facility.

Tính đến ngày 13/6, để chống lại dịch Covid-19, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 4 loại vaccine Covid-19, gồm AZD1222 (do AstraZeneca, Anh, sản xuất), Sputnik V (Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga, sản xuất), Vero Cell (Sinopharm, Trung Quốc, sản xuất) và Comirnaty (Pfizer và BioNTech, Đức, điều chế).

Hà Nội xuất hiện thêm 3 trường hợp dương tính với nCoV liên quan khu chợ ở Đông Anh Trường hợp đầu tiên dương tính nCoV nghi ngờ lây từ ca tái dương tính Hà Nội: Hàng chục người tiếp xúc gần với ca dương tính nCoV khi đi khám đau bụng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp