2 món bánh đặc sản Thái Bình độc đáo, lạ miệng mà ít người biết đến

Diệu Trang Đăng lúc: Thứ năm, 23/03/2023 10:53 (GMT +7)
Khi đến Thái Bình, bạn sẽ không thể bỏ qua 2 món bánh dân dã rất ngon này nhưng không phải ai cũng biết.
Hashtag #Các món bánh Việt Nam #Văn hóa ẩm thực #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

1. Bánh cáy

Bánh cáy là một đặc sản nổi tiếng có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Từ những nguyên liệu hết sức quen thuộc với bà con quê lúa như gạo nếp, vỏ quýt, vừng, lạc, mỡ lợn… người dân nơi đây đã dùng sử dụng bàn tay khéo léo của mình để chế biến ra món bánh cáy đặc biệt. Sở dĩ món ăn này có cái tên lạ như vậy vì quá trình làm bánh, người ta ngâm gạo nếp cái hoa vàng để trộn gấc đỏ đồ xôi. Sau đó ép dẻo và xắt hạt và đem phơi khô. Khi ấy, món bánh có những phần màu vàng giống trứng con cáy).

Bánh cáy là một món đặc sản nổi tiếng của Thái Bình. Ảnh: trinhtrn
Bánh cáy là một món đặc sản nổi tiếng của Thái Bình. Ảnh: trinhtrn

Dù là một món bánh rất bình dị, thế nhưng để chế biến được, cần có quy trình hết sức công phu và tỉ mỉ. Thông thường, trước khi chế biến một mẻ bánh cáy, bà con thường mang mỡ lợn đi xắt hạt lựu và trộn với đường trước đó nửa tháng. Khi đến ngày làm bánh, họ sẽ mang phần mỡ này đi xào đến khi mỡ trong và giòn. Những nguyên liệu khác như cà rốt, vỏ quýt tươi hay gừng tươi cũng được mang đi xào đường rồi để riêng.

Bánh cáy Thái Bình được chế biến rất kỳ công.
Bánh cáy Thái Bình được chế biến rất kỳ công.

Thông thường, với gạo nếp cái hoa vàng, người làm bánh sẽ chia thành 3 phần, trong đó 2 phần dùng để nấu xôi và phần còn lại làm bỏng. Sau khi chuẩn bị gạo xong, người ta lại tiếp tục chia chúng thành 2 phần rồi nhuộm màu đỏ của gấc và màu vàng của quả dành dành. Khi xôi đã chín, chúng sẽ được trộn đều với nhau, giã nhuyễn rồi tiếp tục cán mỏng, cắt thành những miếng nhỏ rồi mang sấy khô. 

Khi đã đầy đủ nguyên liệu, hỗn hợp trên được trộn thêm mật mía và đổ vào chảo đảo đều tay cho đến khi dậy mùi thơm nức mũi. Bánh được múc vào những khuôn gỗ cho đến khi cứng lại và áo lên một lớp vừng hấp dẫn.

2. Bánh nghệ

Bánh nghệ là một món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân tại các xã khu vực biển phía Nam của huyện Tiền Hải, Thái Bình như Nam Chính, Nam Trung, Nam Hồng, Nam Thanh... Không chỉ là một món ăn để “xua tan” cơn đói mỗi sáng hoặc cuối giờ chiều, bánh nghệ còn được nhiều gia đình làm trong các dịp lễ tết, đặc biệt là tết Nguyên Đán. Khác với những loại bánh thường thấy như bánh chưng, bánh rán… thì bánh nghệ Thái Bình được làm từ bột gạo tẻ nên dù ăn nhiều cũng không bị ngán hay nóng ruột. 

Bánh nghệ Thái Bình có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: _ahn983_.
Bánh nghệ Thái Bình có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: _ahn983_.

Theo những người có kinh nghiệm, loại nghệ được chọn để làm bánh thường phải to, tươi và không bị thối. Sau khi được sơ chế sạch sẽ, người ta sẽ mang giã và lọc lấy nước. Còn với gạo tẻ, người làm bánh sẽ ngâm nước khoảng 3 đến 5 tiếng rồi mới vớt ra, để ráo và xay thành bột. Tiếp đó, phần bột gạo này sẽ được trộn cùng gia vị… rồi mang đi hấp cho chín khoảng 70% và mang ra ngoài xay mịn. 

Phần nhân bánh nghệ được chế biến tỉ mỉ.
Phần nhân bánh nghệ được chế biến tỉ mỉ.

Nhân bánh nghệ Thái Bình thường có thịt, tóp mỡ, hành tím, gia vị… Tuy đơn giản nhưng phải làm thật khéo thì bánh mới không bị mùi nghệ quá hắc và vẫn rõ bị béo ngậy của hành khô, thịt mỡ. Không chỉ có màu sắc hấp dẫn, món bánh này còn giúp kích thích tiêu hoá và tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, khi đến thăm những phụ nữ vừa mới sinh, người dân nơi đây thường mang theo một túi bánh nghệ để làm quà.

6 đặc sản khiến thực khách xao xuyến ở quê lúa Thái Bình Mắm cáy Thái Bình, thứ mắm dân dã gắn liền với quê hương "chị hai 5 tấn" Bánh cáy - thức quà quê bình dị lại thân thương của người Thái Bình
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp