5 món bánh đặc sản Cao Bằng: Giá bình dân nhưng ăn một lần là nhớ mãi

Tuệ Chi Đăng lúc: Thứ năm, 23/03/2023 10:59 (GMT +7)
Nếu có dịp đến thăm Cao Bằng, bạn nhất định không thể bỏ qua những món bánh như bánh cuốn, bánh trứng kiến, bánh áp chao, bánh khảo…
Hashtag #Các món bánh Việt Nam #Ẩm thực việt nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

1. Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là đặc sản nổi tiếng của người Tày ở vùng Cao Bằng, Bắc Kạn… Vì nguyên liệu chính làm món bánh này là trứng kiến đen rừng (một loại kiến sinh trưởng mạnh vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm) nên không phải lúc nào bạn cũng có thể thưởng thức món ăn này. Sau khi sơ chế trứng kiến xong, người ta sẽ xào chúng cùng một chút thịt lợn băm nhuyễn để làm nhân bánh. Còn phần vỏ bánh sẽ được làm từ bột gạo nếp nương dẻo mịn. Bánh trứng kiến được làm bằng cách cho bột bánh vào lá vả rồi thêm nhân và mang đi hấp cách thuỷ. Tuỳ vào khẩu vị, bạn có thể thưởng thức bánh trứng kiến lúc nóng hoặc lạnh đều ngon.

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến là trứng của kiến đen rừng. Ảnh: @ngocanhngxx.
Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến là trứng của kiến đen rừng. Ảnh: @ngocanhngxx.

>>> xem thêm: Bánh trứng kiến, món đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện vài tháng ở Cao Bằng

2. Bánh cuốn chan

Mặc dù bánh cuốn không phải là món ăn quá xa lạ, thế nhưng khi đến Cao Bằng, bạn sẽ được thưởng thức món ăn này một cách đặc biệt. Thay vì chấm trong nước mắm pha đậm đà, bánh cuốn Cao Bằng sau khi cuốn sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng hổi. Để món ăn có màu sắc bắt mắt và dậy mùi hơn, người bán còn thả vào một chút rau mùi thái nhỏ, giò chả, hành phi, hạt tiêu xay… Nhờ được ăn cùng nước hầm xương thanh ngọt mà món bánh cuốn Cao Bằng có nét hấp dẫn riêng. Món ăn này thường được bán nhiều vào buổi sáng và được ăn cùng măng muối chua.

Bánh cuốn Cao Bằng thường được ăn kèm nước hầm xương và măng muối chua. Ảnh: chubehanoi
Bánh cuốn Cao Bằng thường được ăn kèm nước hầm xương và măng muối chua. Ảnh: chubehanoi

>>> xem thêm: Tới Cao Bằng nếm bánh cuốn ăn với nước xương, măng muối ngon quên lối về

3. Bánh bò

Nguyên liệu chính để làm bánh bò Cao Bằng là bột gạo Đoàn Kết (loại gạo nổi tiếng ở Cao Bằng), đường phên và men. So với món bánh bò thốt nốt quen thuộc thì bánh bò Cao Bằng có kích thước lớn hơn hẳn. Mỗi chiếc bánh thường nặng khoảng hơn 1kg và nổi bật với màu nâu từ đường phên. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của đường, mùi thơm từ men và vị xốp, dai hấp dẫn. Tuy ít ngán nhưng bánh bò Cao Bằng có kết cấu đặc nen nhanh no, vì vậy thường phù hợp với nhóm đông người.

Bánh bò Cao Bằng thường có kích cỡ khá lớn và có màu nâu đặc trưng. Ảnh: @banhbocaobangHH
Bánh bò Cao Bằng thường có kích cỡ khá lớn và có màu nâu đặc trưng. Ảnh: @banhbocaobangHH

>>> xem thêm: Bánh bò thốt nốt An Giang và bánh bò Cao Bằng khác nhau thế nào?

4. Bánh áp chao

Không chỉ nổi tiếng ở Cao Bằng, bánh áp chao còn là món đặc sản phổ biến trong những ngày mưa lạnh ở các tỉnh Đông Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang… Nếu chỉ nhìn qua, bạn sẽ thấy món ăn này không khác bánh rán mặn là mấy. Tuy nhiên, nguyên liệu chính để làm bánh áp chao là bột gạo nếp, gạo tẻ và thêm một chút khoai môn bào sợi và đỗ tương. Nhờ vậy mà khi ăn, bạn sẽ thấy món bánh này có vị bùi béo, lạ miệng. Bên cạnh đó, người Cao Bằng thường thái nhỏ thịt vịt quay để làm nhân bánh thay vì thịt lợn như bánh rán mặn thông thường. Để món ăn bớt ngán, người ta sẽ chấm trong nước mắm chua cay và ăn kèm nộm đu đủ, rau sống…

Bánh áp chao thường được ăn khi trời trở lạnh ở các tình Đông Bắc.
Bánh áp chao thường được ăn khi trời trở lạnh ở các tình Đông Bắc.

>>> xem thêm: Bánh áp chao - thức ăn vặt mùa lạnh ngon nức tiếng của vùng Đông Bắc

5. Bánh khảo

Bánh khảo là một món ăn quen thuộc của người Tày, Nùng ở Cao Bằng và được làm nhiều nhất vào các dịp lễ Tết. Mặc dù chiếc bánh khảo trông khá đơn giản, thế nhưng người ta phải mất khá nhiều thời gian, công sức để làm bánh.

Đầu tiên, người làm bánh sẽ chuẩn bị các nguyên liệu như gạo nếp, lạc vừng, đường, thịt mỡ… tỉ mỉ. Sau khi rang chín gạo nếp, người ta sẽ đổ vào cối, giã mịn rồi ủ bột bánh. Tiếp đó, đường cũng được mang đi giã thật mịn để trộn với bột để tạo độ kết dính cao. Sau khi đã có hỗn hợp đường – bột kết dính tốt, họ sẽ mang đi đóng vào khuôn cùng nhân bánh làm từ lạc vừng và thịt mỡ. Những chiếc bánh sau khi làm xong sẽ được gói lại bằng giấy nhiều màu sắc.

Bánh khảo Cao Bằng thường được thưởng thức cùng một chén trà nóng.
Bánh khảo Cao Bằng thường được thưởng thức cùng một chén trà nóng.
3 món xôi đặc sản Cao Bằng, số 2 hiếm khó có tìm, ăn một lần nhớ mãi 6 món đặc sản nổi tiếng Cao Bằng, số 4 chỉ được ăn vào tháng 4 hàng năm Xôi bjoóc phón, món xôi vàng rực trong mâm cỗ cúng Thanh Minh của người Cao Bằng
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp