Việt Nam kể từ đầu dịch đến nay có 4.582.058 ca mắc COVID-19, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân cứ 1 triệu người có 46.385 ca nhiễm. Bộ Y tế thống kê sơ bộ cho thấy, cả nước tính đến 1/3/2022 có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Về việc hướng dẫn các thủ tục hành chính, quản lý người mắc Covid-19 tại nhà, Dân Trí đưa tin, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng vừa ký, ban hành Văn bản số 694/UBND-KGVX có nội dung hướng dẫn thủ tục hành chính quản lý người mắc Covid-19. Cụ thể, các cơ quan liên quan sẽ tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định người mắc Covid-19
Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng (được phân công phụ trách từng khu vực tổ dân phố, cụm dân cư đến từng hộ gia đình) sẽ là đơn vị tiếp nhận thông tin từ người nghi mắc Covid-19. Trong đó, bao gồm thông tin của người nghi mắc và nhu cầu cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu có nhu cầu).
>>> Xem thêm: Thần đồng tiên tri Ấn Độ dự đoán thế giới từ sau 16/3: Thiên tai ở châu Âu, đại dịch Covid rời đi
Sau đó Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng tập hợp danh, đồng thời cùng với nhân viên y tế được giao phụ trách địa bàn cùng thực hiện giám sát bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Và cũng sẽ chịu trách nhiệm xác định thông tin về hành chính và xác nhận ca bệnh.
Tiếp đó, Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng, nhân viên y tế sẽ xác nhận danh sách F0 đã có đủ thông tin để gửi đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn.
Bước 2: Quyết định cách ly, quản lý theo dõi người mắc Covid-19 tại nhà
Quyết định cách ly y tế tại nhà sẽ được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn ban hành ban hành trong đó có rõ số ngày cách ly từ ngày ra quyết định cho đến ngày có xác nhận khỏi bệnh của cơ quan y tế; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn sẽ gửi bản chụp quyết định cách ly qua điện thoại, Zalo cho Tổ hỗ trợ chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng, để tổ này gửi cho người mắc qua nhóm Zalo, còn bản chính lưu tại Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn. Cập nhật thông tin lên phần mềm quản lý F0.
Nhân viên y tế tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn sẽ có nhiệm vụ bao gồm: Tiến hành phân tầng điều trị, chuyển tuyến với các bệnh nhân tầng 2, 3; kê đơn điều trị ngoại trú theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế; và sẽ ký giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho người mắc Covid-19 điều trị, cách ly tại nhà có nhu cầu đã đăng ký tại Bước 1 trong thời gian 7 ngày.
Đồng thời, để cấp Giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nhân viên y tế tại trạm, xã, phường thị trấn sẽ cập nhật thông tin người mắc Covid-19 có tham gia bảo hiểm xã hội lên hệ thống thông tin giám định của Bảo hiểm xã hội theo quy định sau khi có đầy đủ chữ ký của nhân viên y tế có thẩm quyền ký theo quy định.
Bước 3: Xác nhận khỏi bệnh và hoàn thành cách ly
Vào ngày thứ 7 kể từ ngày có quyết định cách ly y tế và xác nhận ca mắc, bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa, nhân viên y tế hoặc người mắc Covid-19 sẽ làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên dưới sự giám sát của Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng và nhân viên y tế.
Nếu âm tính, trạm Y tế cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh và kết thúc cách ly. Nếu vẫn dương tính, người đã tiêm đủ liều vắc xin sẽ tiếp tục cách ly đủ 10 ngày hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin sẽ tiếp tục cách ly đủ 14 ngày.
Ngoài ra, theo Văn bản của UBND TP Hà Nội, giấy chứng nhận nghỉ việc của F0 sẽ do nhân viên y tế tại trạm y tế cấp. Theo đó, F0 nếu tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội thêm 3 ngày hoặc 7 ngày tủy trường hợp. Đồng thời cần phối hợp để cập nhật lên cổng giám định bảo hiểm xã hội. Nhân viên y tế cũng sẽ cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh, kết thúc cách ly vào ngày thứ 10 (nếu tiêm đủ mũi vaccine) hoặc ngày thứ 14 (nếu tiêm chưa đủ mũi vaccine) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về việc triển khai Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng trên địa bàn thành phố UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Y tế hướng dẫn, giám sát cũng như kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất, tham mưu bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch tại địa phương…
Bình luận