Theo câu chuyện truyền miệng thì thuở đảo Jeju còn hoang sơ, nơi đây có rất nhiều rắn khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thậm chí đến nay, bạn vẫn sẽ thấy những tấm biển cảnh báo có rắn khi du lịch ở một số nơi nhiều cây cối trên đảo. Tuy nhiên đúng là thiên nhiên luôn có những an bài riêng của mình khi giống lợn đen ở đảo Jeju có thể ăn được rắn. Dần dần, lượng lợn đen trên đảo Jeju ngày càng nhiều, không chỉ để đối phó với rắn mà còn trở thành nguồn thực phẩm cho người dân trên đảo.
Ở Jeju có rất nhiều quán thịt lợn nướng. Thịt lợn dùng để nướng ngoài là thịt lợn đen còn luôn chọn phần ba chỉ ngon. Ba chỉ sẽ cắt miếng to, có thể nướng sơ trước hoặc để để nguyên không tẩm ướp rồi nướng trực tiếp trên chảo chuyên dụng rồi sau mới cắt nhỏ, nướng chín và ăn kèm với các loại kim chi, lá nhíp giống như trên các bộ phim Hàn Quốc. Mỗi phần ăn tương ứng khoảng 15.000 đến 20.000 won, khoảng 300 ngàn đến 400 ngàn đồng Việt Nam.
Một vài địa chỉ thịt lợn đen nổi tiếng ở Jeju
Don Sa Don (돈사돈) - 2470 Nohyeong-dong, Jeju-si, Jeju-do
Dombedon - 25 Gwandeong-ro 15(sibo)-gil, Geonip-dong, Cheju, Jeju-do.
Juju là đảo vì thế nên lượng hải sản dồi dào và các món ăn từ hải sản đa dạng. Trong đó đặc biệt nhất phải kể đến bào ngư, một trong những loại hải sản đắt tiền và khó đánh bắt. Bào ngư ở Jeju không chỉ tươi ngon mà còn to nên thực khách đến đây ai cũng muốn được thưởng thức, và thường mỗi người 1 con đến 2 con cũng là quá đủ cho bữa ăn dinh dưỡng.
Một điều thú vị về bào ngư ở Jeju đó là một phần bào ngư ở đây do các haenyeo - những nữ thợ lặn chuyên lặn truyền thống đánh bắt. Bào ngư có thể dùng nấu cháo hoặc ăn với lẩu đều rất ngon.
Quýt Hallabong
Quýt Hallabong là loại trái cây đặc sản nức tiếng của đảo Jeju. Quýt Hallabong còn được nhiều người gọi là quýt chum vàng bởi màu vàng ươm và phần miệng hơi giống cái chum đặc trưng của quýt này. Loại quýt này ghi điểm bởi vị ngọt thơm xen chút chua dịu đặc trưng, quả mọng nước.
Vốn dĩ mùa quýt Hallabong là vào khoảng tháng 11, 12 hàng năm nhưng ngay này, người Jeju đã áp dụng công nghệ để có quýt trái mùa, phục vụ nhu cầu của người địa phương và du khách. Có một điều khú thú vị là quýt Hallabong rất đa dạng về mức giá, tuỳ theo kích cỡ mà giá cả sẽ khác nhau. Thường người dân địa phương sẽ đúng từng thùng 3 hoặc 5kg, phân loại giá theo kích cỡ để tiện cho du khách mua thưởng thức.
Ở Jeju, quýt Hallabong được sử dụng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn thức uống như nước quýt, kem quýt Hallabong, kẹo socola nhân quýt Hallabong... nên khá tiện để du khách mua mang về làm quà.
Bình luận