Cọ là một loại quả có vỏ bóng mịn, vỏ tím đậm, thơm và xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10, tháng 11 ở Phú Thọ. Dù được chế biến thành nhiều món ăn như xôi cọ, cơm nắm lá cọ, bánh dầy cọ… nhưng với nhiều người, cọ ỏm có lẽ là cái tên nổi bật hơn cả.
Những trái cọ sau khi được chà vỏ, rửa sạch thì sẽ được mang đi luộc trên ngọn lửa liu riu. Khi chín, cọ sẽ được để cho nguội mới ăn. Cọ ỏm tuy làm kỳ công nhưng bù lại khi ăn có vị thơm, bùi, ngậy đặc trưng... rất khó quên. Đây là món ăn gắn liền với người dân Phú Thọ.
Thịt chua là một món đặc sản của người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Chỉ với 2 nguyên liệu chính là thịt lợn và thính rang, người ta đã sáng tạo ra một món ăn vừa hấp dẫn vừa có thể bảo quan trong thời gian dài.
Món thịt chua thường được ăn kèm nhiều loại rau, lá đặc trưng như lá đinh lăng, lá ổi, lá sung, mơ tam thể… Sau khi xếp các loại lá với nhau, người ta sẽ cho thịt chua vào rồi cuộn lại và chấm cùng tương ớt. Không chỉ được thưởng thức trực tiếp khi đến Phú Thọ, bạn có thể tìm mua món thịt chua về làm quà tặng gia đình, bạn bè.
>>> Xem thêm: Thịt chua Thanh Sơn thức đặc sản được nhiều người chọn mua khi về Phú Thọ giỗ Tổ
Bánh tai còn được biết đến với tên gọi khác là bánh Hòn. Món bánh dân dã này là sự kết hợp giữa gạo tẻ, thịt heo băm, hành tím và một số loại gia vị đậm đà. Bánh sau khi nặn thành hình cong cong như chiếc tai thì sẽ được cho vào khay và mang đi hấp cách thuỷ.
Bánh tai khi chín có màu trắng đục và mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Bánh có thể dùng cả khi nóng và nguội. Để bánh tai ngon và đậm đà hơn, người ta thường ăn món bánh này cùng nước chấm pha cay cay hoặc cháo trắng.
Trước khi mang đi nấu cá, người ta sẽ chuẩn bị những búp sắn non, vò sạch rồi mang đi muối chua từ 4 đến 5 ngày. Rau sắn sau khi được muối sẽ có mùi thơm đặc trưng và màu vàng bắt mắt mới dùng để nấu canh. Có như vậy canh mới có độ chua hấp dẫn.
Món canh rau sắn chua nấu cá càng nhừ sẽ càng ngon vì khi đó rau sắn sẽ được ngấm vị ngọt từ thịt cá và vị chua từ rau sắn sẽ giúp cá thơm ngon mà không tanh.
Mặc dù xáo chuối không phải là một món ăn xa lạ với nhiều vùng quê Bắc Bộ, thế nhưng món xáo chuối Lâm Thao, Phú Thọ lại có những nét đặc sắc riêng. Thay vì dùng mẻ cơm thì họ lại cho tương nếp và riềng giã vào nấu. Đặc biệt, khi xáo chuối gần chín, người nấu sẽ cho thêm tiết lợn đánh nhuyễn để món ăn kkhi nấu xong có màu cánh gián đẹp mắt.
Không chỉ là một món ăn quen thuộc hàng ngày, xáo chuối còn xuất hiện trong các đám cưới, đám hỏi… ở Phú Thọ.
Bình luận