5 món gỏi miền Tây đặc biệt từ nguyên liệu cho đến cách chế biến, ăn rất dễ ghiền

Quả Chanh Thành Tinh Đăng lúc: Thứ sáu, 27/05/2022 10:20 (GMT +7)
Gỏi ba khía, gỏi sầu đâu hay gỏi củ hũ dừa… là những món gỏi đậm chất miền Tây. Nếu có dịp đến đây, bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức.
Hashtag #Du lịch miền Tây #Đặc sản miền Tây #Ẩm thực việt nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Gỏi là cách gọi món trộn ăn tái với thành phần chủ yếu là rau đồng thời tùy món cũng có các loại thịt, cá đi kèm. Tuy nhiên cách gọi gỏi này chỉ phố biến ở miền Trung và miền Nam.  Ở miền Bắc, món ăn kiểu này được gọi là nộm. 

Ở miền Bắc, nộm thường có nguyên liệu chính là đu đủ xanh. Ngoài ra vì nộm có tính tùy biến và sáng tạo cao nên người ta thậm chí có thể dùng rau muống, hoa chuối, rau dớn hay thậm chí là hoa ban để chế biến thành nộm, miễn là khi chế biến xong, các loại rau, hoa ấy giữ được độ giòn nhất định.

Ở miền Nam do có nhiều loại rau đặc sắc, đặc biệt ở vùng Nam Trung Bộ nên các món gỏi càng trở nên đa dạng hơn. Cùng điểm qua một số món gỏi hấp dẫn của miền Tây nhé!

1. Gỏi bồn bồn

Bồn bồn được sử dụng làm nhiều món ăn trong cuộc sống của người dân miền Tâu. Nhưng thực chất đây vốn là loại cây mọc hoang rất phổ biến ở mặt nước nhiều phèn mặn. Bồn bồn thuộc họ lau sậy, thường mọc trên , rễ thả nổi như rau muống và lá dài giống sả. Phần ăn được của bồn bồn là phần từ gốc cây tính lên khoảng 30cm, chỉ cần tách vỏ lấy lõi là có ngay nguyên liệu để làm các món ăn từ bồn bồn.

Bồn bồn miền Tây.
Bồn bồn miền Tây.

Bồn bồn sau khi mua về sẽ được cắt khúc vừa ăn rồi mang đi rửa sạch. Sau đó, người ta sẽ trộn gỏi bồn bồn cùng các nguyên liệu khác như thịt heo luộc, tôm hấp bóc vỏ, cà rốt bào sợi… và nước mắm chua ngọt. Bạn có thể ăn gỏi bồn bồn cùng bánh đa và bánh phồng tôm.

Ảnh: vietnamesegod.
Ảnh: vietnamesegod.

2. Gỏi sầu đâu

Khác với cây sầu đâu có hoa màu tím và độc ở miền Trung, sầu đâu mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang (khu vực Hà Tiên)… lại được sử dụng để chế biến một món gỏi vô cùng hấp dẫn. Vốn là một món ăn phổ biến của người Campuchia, gỏi sầu đâu đã nhanh chóng trở thành món đặc sản của một số vùng miền Tây sau khi du nhập từ người Khmer dọc vùng biên vào Viên Nam. Phần được sử dụng làm gỏi sầu đâu chính là lá và cả phần hoa.

Ảnh: phihankhang
Ảnh: phihankhang

Lá sầu đâu thường có vị khá đắng, vì thế khi chế biến món ăn này, người đầu bếp thường chọn những lá non rồi mang chân sơ. Tiếp đó, lá sầu đâu được đặt vào chậu nước đá để luôn giữ độ giòn, tươi của mình. Ngoài lá sầu đâu, món gỏi này còn có các nguyên liệu khác như xoài thái sợi, đu đủ bào, dứa, cá khô xé nhỏ hoặc thịt ba chỉ luộc…

Ảnh: @babanbanh.
Ảnh: @babanbanh.

3. Gỏi xoài khô cá lóc

Xoài ở miền Tây rất đa dạng và nhiều, do đó ngoài ăn như một loại trái cây, người miền Tây còn sử dụng xoài để làm ra nhiều món ăn, trong đó trộn gỏi là cách làm phổ biến. Để làm gỏi, người ta thường chọn trái xoài xanh để vừa chua ngọt vừa giòn.

Ảnh: Hang Thiem.
Ảnh: Hang Thiem.

Bằng sự kết hợp giữa xoài bào sợi và khô cá lóc, người miền Tây đã có ngay một món gỏi khai vị hấp dẫn. Cá lóc sau khi nướng chín sẽ xé thành những miếng nhỏ vừa ăn và trộn cùng xoài bào sợi, nước mắm trộn... Ngoài khô cá lóc, bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại cá khô khác như khô cá sặc, cá dứa, cá đuối… tuy nhiên không nên chọn loại cá được tẩm nhiều gia vị hay quá mặn để đảm bảo được hương vị đặc trưng của mòn ăn.

4. Gỏi củ hũ dừa

Củ hũ dừa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cổ hũ dừa, đọt dừa, tàu hủ dừa… Đây thực chất là phần lõi non trên ngọn thân của cây dừa. Để củ hũ dừa không thâm và luôn giữ được độ giòn, sau khi sơ chế xong, người ta sẽ mang ngâm chúng trong nước đá pha cùng muối, nước chanh.

Ảnh: Phương Oliver.
Ảnh: Phương Oliver.

Để làm gỏi, người ta sẽ trộn củ hũ dừa cùng tôm, thịt luộc, rau răm, cà rốt chua ngọt… Ngoài trộn gỏi, củ hũ dừa cũng được sử dụng để chế biến những món ăn như nấu canh, hầm hay kho.

5. Gỏi ba khía

Ba khía là một loại thuộc họ nhà cua, có càng to và được gọi là ba khía vì trên lưng có ba gạch (khía). Nhờ được ăn những thức ăn trong tự nhiên nên ba khía thường ngon, ngọt và chắc. Đặc biệt, khi nhắc đến các loại mắm miền Tây, bạn sẽ không thể bỏ qua món mắm ba khía trứ danh.

Ảnh: Phương Hiếu Tô Huỳnh
Ảnh: Phương Hiếu Tô Huỳnh

Món gỏi ba khía gồm có mắm ba khía, đậu đũa, đu đủ xanh bào sợi, lạc rang, chanh ớt, rau mùi… Gỏi ba khía là sự kết hợp giữa đu đủ, đậu đũa giòn, nước trộ chua ngọt cay và hương vị ba khía đậm đà. Gỏi ba khía có nhiều nét tương đồng với món som tum của Thái Lan.

Cách làm gỏi bắp bò hoa chuối giòn, ngon miệng, ăn hoài không ngán 3 món gỏi trái cây ngon, đẹp da, lành mạnh lại dễ làm Cách làm gỏi xoài khô mực chống ngán hiệu quả, rất hợp lai rai cuối tuần
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp