Hưng Yên là một mảnh đất có bề dày văn hoá và lịch sử. Trước kia, nơi đây là một trong những thương cảng sầm uất với các hoạt động giao lưu văn khoá-kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt, khi nhắc đến Hưng Yên, bạn không thể bỏ qua 7 món đặc sản thơm ngon và hấp dẫn dưới đây.
Sẽ không quá lời nếu nói nhãn lồng là một trong những niềm tự hào lớn của người dân Hưng Yên. Khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm là mùa nhãn lồng Hưng Yên nở rộ. Khác với nhiều nơi, nhãn lồng Hưng Yên to, tròn và vỏ lớp vỏ vàng nâu nhạt, cùi nhãn bên trong dày, ráo nước, có màu trắng ngà ngà và mùi thơm ngọt. Khi ăn một miếng nhãn lồng Hưng Yên, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt lan khắp khoang miệng nhưng không hề gây ngán vì nhãn khá giòn dai.
Nếu như bún thang là đặc sản nổi bật của người Hà Thành thì bún thang lươn lại là biểu tượng ẩm thực độc đáo của người Hưng Yên. Bát bún thang lươn hiện lên như một bức tranh sống động với nhiều gam màu bắt mặt, ở đó có màu vàng của trứng, màu trắng của bún, màu hồng nhạt của giò và một chút nâu đậm hấp dẫn từ lươn…Tất cả đã được kết hợp lại và tạo ra một món bún thang lươn đậm đà, thơm ngon vô cùng.
Là một món ăn xuất phát từ thôn Tiểu Quan, huyện Khoái Châu, Hưng Yên, chả gà Tiểu Quan nổi tiếng với cách làm công phu và có vị ngon đậm đà. Những con gà được dùng để làm món này thường phải là gà mái tơ nuôi ở vườn. Sau khi lọc thịt nạc, gà được giã nguyễn cùng mỡ lợn, ít thịt nạc cùng mắm ngon, hạt tiêu, hành băm, trứng, nước cốt gừng. Sau cùng hỗn hợp này được phết lên lá chuối, nướng chín bằng than hoa.
Chả gà Tiểu Quan vốn làm công phu nên trước chỉ có một số hộ làm để phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình và tiếp khách, nhất là vào dịp Tết. Gần đây, một số hộ mới phát triển, làm để kinh doanh nhưng số lượng không nhiều và cũng chỉ có vào dịp cận Tết.
Nếu như bánh cuốn ở nhiều địa phương khác thường ưu tiên ăn khi nóng thì bánh cuốn Mễ Sở lại là món ăn nguội. Lớp vỏ bánh cuốn Mễ sở tuy dày nhưng mềm và mịn, sẽ không quá lời nếu nhận xét, lớp vỏ kì công này chính là linh hồn của món ăn. Phần nhân bánh được làm từ thịt lợn xay nhỏ, xào lên cùng với gia vị để tăng thêm độ ngậy và ngon cho bánh cuốn Mễ Sở.
Nước chấm dùng để ăn kèm của bánh cuốn Mễ Sở thường có đủ các vị chua cay mặn ngọt, giúp cân bằng các vị cho món ăn mà lại không bị ngán.
Chỉ bằng các nguyên liệu đơn giản như gạo tẻ, mộc nhĩ, thjt xay, hành khô và lá dong, người Hưng Yên đã cho ra đời món bánh tẻ Văn Giang ngon nổi tiếng. Những chiếc bánh tẻ ở đây có vị dai, giòn, béo nhưng không hề gây ngán vì được làm bằng bột gạo tẻ xay. Khi ăn bánh tẻ Hưng Yên, người ta thường sử dụng kèm tương ớt hoặc nước mắm ớt để tăng thêm vị ngon và đậm đà cho món ăn.
Để chế biến món này, người ta phải lựa chọn ếch đồng và còn cần một quá trình chế biến khá tỉ mỉ, công phu. Những chú ếch sau khi được làm sạch và bỏ hết phần ruột gan sẽ được bóc lấy lại phần mỡ áo tơi, sau đó được đem đi băm nhuyễn phần xương nhưng vẫn phải giữ nguyên hình dáng con ếch. Sau đó ếch được mang đi ướp gia vị như vỏ quýt khô, mẻ, hạt tiêu, mộc nhĩ, mắm tép… khoảng nửa tiếng cho ngấm và cho vào nồi om cùng măng, thịt ba chỉ. Ếch sau khi chín sẽ có màu vàng sánh đậm đà và mùi thơm vô cùng quyến rũ.
Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp cái hoa vàng. Gạo sau khi được vo kĩ và ngâm với nước thì sẽ đem đi giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh dày tròn trịa, trắng trẻo. Quá trình giã gạo đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và có kinh nghiệm, lực giã không được quá mạnh nhưng cũng không được yếu để bánh có được độ dẻo cần thiết.
Nhân bánh được làm từ những hạt đỗ xanh mẩy và đều nhau. Đỗ sau khi được ngâm qua đêm sẽ đem đi đãi sạch vỏ rồi hấp chín nhừ. Sau khi đỗ đã được giã nhuyễn thì vo thành từng miếng nhỏ với dừa bào sợi. Sau đó đem bọc bên ngoài lớp vỏ vừa chế biến và tạo thành món bánh dày làng Gàu nổi tiếng hiện nay.
Bình luận