Ở Trung Quốc, món tráng miệng có thể ngọt hoặc mặn hoặc có thể là cả hai. Những món tráng miệng ở Trung Quốc không chỉ có cách làm tinh tế mà mỗi loại đều mang ý nghĩa riêng. Sau đây là tám món tráng miệng của Trung Quốc mà nếu có cơ hội bạn nên nếm thử.
Một trong những món tráng miệng nổi tiếng nhất của Trung Quốc, yuèbing, hay còn được gọi là bánh Trung thu, theo truyền thống được ăn trong Tết Trung thu. Lễ hội này gần giống với Tết Nguyên Đán về mặt ý nghĩa và được tổ chức vào giữa mùa thu khi trăng tròn nhất.
Tết Trung thu chính thức trở thành lễ hội vào thời nhà Đường. Một phần của lễ tế là bánh Trung thu, được dâng lên và sau đó thưởng thức. Trong thời gian này, mọi người cũng tặng bánh Trung thu như một món quà cho bạn bè và gia đình để chúc họ may mắn.
Bánh Trung thu có hình tròn với vị ngọt đặc trưng, lớp vỏ mềm xốp, bên trong có nhân. Nhân bánh thay đổi theo từng vùng, từ vị các loại hạt hoặc đậu đến nhân có thêm giăm bông hoặc lạp xưởng mặc dù nguyên bản là nhân hạt sen ngọt và lòng đỏ trứng vịt muối.
Chè trôi nước có thể ăn quanh năm nhưng đặc biệt quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán khi món ăn này được cả nhà quây quần thưởng thức. Ăn chè trôi nước với mong muốn mang lại sự hòa thuận và hạnh phúc trong năm mới. Hình tròn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trọn vẹn của gia đình. Tên chính thức được sử dụng cho món tráng miệng này tùy thuộc vào từng vùng ở Trung Quốc. Nó được gọi là yuanxiao ở phía bắc và tāngyuán ở phía nam, mặc dù yuanxiao có trước. Những viên bánh trôi ngọt ngào này đặc biệt phổ biến trong Lễ hội đèn lồng để chào mừng năm mới (nó còn được gọi là Lễ hội Yuanxiao).
Kẹo râu rồng giống với kẹo bông gòn, mặc dù kẹo bông gòn có kích thước lớn và bông, nhưng loại kẹo Trung Quốc này lại nhỏ hơn. Tên của nó bắt nguồn từ hình dạng của kẹo, những sợi đường mềm mại đến mức chúng giống như những sợi râu rồng.
Việc làm kẹo râu rồng cũng được coi là một hình thức nghệ thuật ở Trung Quốc vì nó được làm bằng cách đun sôi hỗn hợp đường thành một chất giống như gel, sau đó được tạo thành một chiếc vòng rồi kéo đi kéo lại theo hình số tám cho đến khi tạo ra vô số các sợi tơ đường nhỏ. Sau đó nhân là các loại hạt được thêm lên trên và cuộn lại để nằm bên trong kẹo.
Không chỉ là kẹo, kẹo đường còn là một tác phẩm nghệ thuật. Những chiếc kẹo được tạo ra từ đường lỏng và tạo hình thành những chú bướm hay hình thù đẹp mắt. Người ta cho rằng những tác phẩm ăn được này có từ thời nhà Minh khi những hình vẽ từ đường là một phần của các nghi lễ tôn giáo.
Kẹo đường thường được tìm thấy ở các chợ đường phố, công viên và cả cổng trường học vì trẻ con rất thích món này. Đường lỏng phải được làm trước, vì vậy thường có một cái nồi ở bên cạnh để ủ phần đường nấu chảy. Ngày trước, kẹo đường kéo tay nhưng sau này người bán đã có khuôn, nhờ đó việc làm kẹo đường trở nên công nghiệp, nhanh chóng hơn.
Bánh bà xã được dịch ra từ lou po beng, có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông (trước đây gọi là Quảng Đông, trở thành một món tráng miệng của người Quảng Đông). Theo truyền thống, bánh được làm từ bột ngàn lớp, mỏng và giòn giống như vỏ bánh pía, trong khi đó nhân bánh sẽ gồm bí đao, đậu xanh hoặc đậu đỏ có vị ngọt nhẹ. Đôi khi bánh còn được thêm một ít vị mặn từ lạp xưởng để tạo nên sự hài hòa cho hương vị món ăn.
Chí mà phù là món tráng miệng được ưa thích tại Trung Quốc vì lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Chí mà phù được phụ vụ nóng, tất cả những nguyên liệu cần thiết để làm món chè mè đen này gồm nước, gạo, đường và hạt mè đen như tên gọi. Ngoài việc làm cho món chè có màu đục, hạt mè đen rất giàu chất dinh dưỡng giúp da và tóc khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu và nhu động ruột.
Bình luận